MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 28 - 30)

Mười hai nhân duyên là giáo lý nội quán của Đức Phật khi thành đạo. Sau khi thành đạo, Ngài căn cứ vào lẽ sinh khởi của khổ giới là Khổ đế và Tập đế mà lần lượt nĩi ra sự nhân quả quan hệ của nĩ cĩ mười hai thứ, được gọi là mười hai duyên khởi, hoặc mười hai chi, hay mười hai nhân duyên. Đối

với giáo lý của Phật giáo, mười hai nhân duyên chiếm một vị trí rất quan trọng.

Giải thích về mười hai nhân duyên cĩ nhiều phương pháp khác nhau. nay căn cứ vào phương pháp Tam Thế Phối Đáng để giải thích đại khái như sau: Trước hết, chi “Lão Tử” (Javà marana) của vị lai phải chịu, là từ chi “Sinh” (Jàti) ở vị lai mà cĩ; chi “Sinh” ở vị lai là kết quả về tích tập mọi nghiệp của hiện tại là “Hữu” mà cĩ; chi “Hữu” (Bhava) thì nương vào sự chấp trước của “Thủ” mà cĩ; chi “Thủ” (Upàdàna) nương vào sự tham ái về sự vật của “Ái” mà cĩ; “Ái” (Trsna) nương vào sự cảm giác khổ vui của “Thọ” mà cĩ; chi “Thọ” (Vedanà) nương vào sự xúc tiếp với ngoại cảnh của "Xúc" mà cĩ; chi "Xúc" (Sparsa) nương vào sự xúc tiếp về sáu cảm quan của “Lục nhập” mà cĩ; “Lục nhập” (Sad àyatana) nương vào sự kết hợp giữa thân và tâm của “Danh sắc” mà cĩ; “Danh sắc” (Nàmarũpa) nương vào sự tác dụng nhận thức phân biệt của “Thức” (Vijnãna) mà cĩ; nhưng thân thể của hiện tại thì đều do kết quả về nghiệp ở quá khứ đã tạo là “Hành” (Samskàra); “Hành” nương vào “Hoặc” tức là “Vơ minh” (Avidyà) mà sinh ra. Như vậy, nguyên nhân căn bản của mọi khổ não tức là “Vơ minh”, gọi là CĂN BẢN VƠ MINH.

Trong mười hai chi, Sinh và Lão Tử là hai quả vị lai, nguyên nhân trực tiếp của hai quả này là ba chi Ái, Thủ, Hữu, gọi là ba nhân của hiện tại. Năm chi Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc và Thủ là nguyên nhân gián tiếp cho hai quả vị lai, đồng thời lại là kết quả về nghiệp của quá khứ, nên cịn gọi là năm quả của hiện tại, sau hết, Vơ minh và Hành là hai nhân ở quá khứ. Như vậy ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai trở thành mối quan hệ nhân quả lẫn cho nhau, gọi là Tam Thế Lưỡng Trùng Nhân Quả. Nếu phối đáng với ba thứ Hoặc, Nghiệp, Khổ thì hai quả của vị lai và năm quả của hiện tại là “Khổ”; Hữu và Hành là “Nghiệp” của quá khứ và hiện tại; Thủ, Ái và Vơ minh là “Hoặc” của quá khứ và hiện tại.

Khổ, Hoặc và Nghiệp cũng quan hệ lẫn nhau, nên tạo thành một vịng trịn tuần hồn khơng ngừng, mười hai nhân duyên cũng nương vào nhau để tạo nhân kết quả, chắp thành mối dây liên lạc vơ cùng vơ tận.

Nay đem Khổ đế và Tập đế phối đáng với mười hai nhân duyên theo bản đồ như sau:

Mười hai nhân duyên như trên đã thuật, là pháp tư duy nội quán của Đức Phật ở dưới cây Bồ-đề. Ngài đã chứng ngộ, biết được nguyên nhân căn bản

của mọi khổ là do Hoặc tức là Vơ minh, nên Ngài đã đoạn diệt vơ minh và chứng được đạo Giải thốt. Vậy nên, nếu Vơ minh diệt tức Hành diệt, Hành diệt tức Thức diệt, Thức diệt tức Danh sắc diệt, Danh sắc diệt tức Lục nhập diệt, Lục nhập diệt tức Xúc diệt, Xúc diệt tức Thọ diệt, Thọ diệt tức Ái diệt, Ái diệt tức Thủ diệt, Thủ diệt tức Hữu diệt, Hữu diệt tức Sinh diệt, Sinh diệt tức Lão tử mọi khổ đều diệt, đạt tới cảnh giới Niết bàn Giải thốt.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 28 - 30)