SỰ KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ BA

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 49 - 50)

Sự nghiệp trọng yếu của A Dục Vương đối với Phật giáo cịn là việc kết tập kinh điển lần thứ III tại Hoa Thị Thành (Pataliputra). Vì vua tín ngưỡng Phật giáo, nên nhiều Già lam được kiến trúc, số Tăng Ni ngày một đơng. Trong số Tăng chúng, cĩ nhiều người ngoại đạo cũng trà trộn vào làm Tăng, nên

trong tâm vẫn hướng về tư tưởng ngoại đạo, gây ra nhiều mối phân tranh, trong chúng khơng hịa hợp, khĩ lịng mà phân biệt được chơn ngụy, phàm thánh. A Dục Vương thấy thế, rất lo ngại cho tiền đồ Phật pháp, liền quyết ý, muốn xác định lại giáo điều của Đức Thích Tơn, trong lúc ấy, cĩ ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Moggalipputa Tissa) ẩn dật ở núi A Hơ Hằng Già (Ahogànga), vua liền sai sứ đến triệu thỉnh. Ngài Đế Tu vâng sắc lệnh của vua, tuyển bạt 1000 người trong Tăng chúng, tề tập tại Hoa Thị Thành, để kết tập lại kinh điển. Kỳ kết tập này đúng ở năm vua tức vị thứ 18, chỉ cĩ trong 9 tháng thì hồn thành.

Nội dung của kỳ kết tập này gồm đủ Tam tạng: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Tương truyền Luận tạng tức là “Thuyết sự” (Kathàvatnu) do ngài Đế Tu tự trước tác, để thuyết minh sự lý luận giữa ngoại đạo với Phật giáo. Nhưng kỳ kết tập lần thứ III này chỉ thấy lưu truyền ở Nam phương Phật giáo; ở Bắc phương Phật giáo khơng thấy ghi chép rõ ràng. Căn cứ vào ký lục của hai ngài Pháp Hiển và Huyền Trang, thấy cĩ ghi chép nơi kết tập kỳ I và kỳ II, nhưng khơng thấy ghi tràng sở kết tập kinh điển lần thứ III.

---o0o---

CHƯƠNG THỨ HAI. GIÁO ĐỒN PHÂN PHÁI

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)