Chùa Na Lan Đà (Nalanda), ngơi chùa rất quan hệ mật thiết với hai hệ thống lớn của Đại thừa Phật giáo. Phật giáo của ngài Long Thọ và Đề Bà thì phát khởi từ Nam Ấn, rồi dần dần truyền tới Bắc Ấn; Phật giáo của ngài Vơ Trước và Thế Thân thì hưng khởi ở Bắc Ấn, cũng dần dần lan tràn tới Nam Ấn, chùa Na Lan Đà thì ở giữa giao điểm đĩ, tức là Trung Ấn. Cho nên, các bậc học giả của hai hệ thống đĩ phần nhiều đều tập trung tại chùa Na Lan Đà, chùa này bỗng trở thành một đại tùng lâm, một trung tâm học địa của tồn nước Ấn Độ, là một bản doanh tối cao của Phật giáo đương thời. Trong khoảng mấy thế kỷ, chùa này hàng ngày thường cĩ mấy ngàn bậc học tượng và đồ đệ tụ tập tu hành, nghiên cứu giáo lý. Người muốn lưu học tại chùa này, trước hết phải qua một kỳ khảo sát về năng lực tu học rồi mới hứa khả cho nhập học. Vì thế nên người đã tu học xong chương trình ở chùa này ra, đều trở thành những bậc học giả của Phật giáo.
Chùa Na Lan Đà thì ở phương Bắc thành Vương Xá, thuộc Trung Ấn. Chùa này được kiến thiết từ năm nào hiện chưa biết rõ, nhưng cĩ thể căn cứ vào sử liệu để suy định. Khi ngài Pháp Hiển qua Ấn Độ, ở hồi đầu thế kỷ thứ V, theo ký sự của ngài thì khơng thấy ghi chép gì về lịch sử chùa này. Tới tiền bán thế kỷ thứ VII, khi ngài Huyền Trang qua Ấn, trong ký sự của ngài cĩ thấy ghi chép về lịch sử ngơi chùa này.
Theo ký sự của ngài Huyền Trang, thì cĩ nhiều đời vua kiến thiết ngơi chùa này. Trước hết, vua Sakràditya (Đế Nhật Vương, 480 TL) sáng lập một ngơi Già lam tại trung ương; con vua Sakràditya là Buddhagupta (Giác Hộ Vương) dựng thêm một ngơi Già lam ở phương Nam; thứ ba là vua Tathàgatagupta (Như Lai Hộ Vương) dựng thêm một ngơi Già lam ở phương Đơng; thứ tư là vua Bàlàditya (Ấu Nhật Vương) kiến thiết thêm một Già lam ở phía Đơng bắc; thứ năm là vua Vajra (Kim Cương Vương), con vua Bàlàditya, kiến thiết thêm một Già lam ở phía Tây v.v... Và theo ký sự của ngài Nghĩa Tịnh qua Ấn Độ ở cuối thế kỷ thứ VII, thì chùa Na Lan Đà gồm cĩ 8 viện, 300 phịng, một đại Già lam nguy nga tráng lệ.
Căn cứ như ký sự kể trên, thì chùa Na Lan Đà đã được kiến thiết ở khoảng hậu bán thế kỷ thứ V Tây lịch.