KINH LĂNG GIÀ

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 115 - 116)

Kinh Lăng Già, hoặc gọi là “Nhập Lăng Già Kinh” (Lankàvatàra). Kinh này được dịch sang chữ Hán cĩ ba bản khác nhau: “Lăng Già A Bạt Đa La Bảo

Kinh” (4 quyển) do ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch (443 TL); “Nhập Lăng Già Kinh” (10 quyển), ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch (513); “Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh” (7 quyển), ngài Thực Xoa Nan Đà dịch (704 TL).

Nội dung của kinh này tuy cĩ nhiều giáo lý chủ yếu của Đại thừa Phật giáo, và cịn liên can đến cả học thuyết ngoại giáo, nhưng tư tưởng nhất quán là tư tưởng “Như Lai tạng” và “A-lại-da thức”. Như Lai tạng là cái tên riêng của “Chân như”, “Khơng”, “Pháp thân”, “Niết-bàn”, “Bản tính thanh tịnh” v.v... A-lại-da thức, một mặt thì đồng nhất với “Như Lai tạng”, một mặt thì cĩ sinh cĩ diệt khác với Như Lai tạng là bất sinh bất diệt, cho tất cả mọi pháp đều từ A-lại-da thức mà xuất hiện.

Giáo nghĩa chủ yếu của kinh này cịn là “Năm pháp”, “Ba tính”, “Tám thức” và “Hai vơ ngã”. Năm pháp là “Danh” (Nàma), “Tướng” (Nimitta), “Phân biệt” (Samhàlpa), “Chánh tí” (Samyagjnàna), và “Như như” (Tathatà, Chân như).

Trong các bộ luận như “Du Già Sư Địa Luận”, “Hiển Dương Thánh Giáo Luận”, “Thành Duy Thức Luận” và “Phật Tính Luận” đều cĩ nĩi đến năm pháp này. Ba tính là “Vọng kế tự tính”, “Duyên khởi tự tính” và “Viên thành tự tính”. Ba tính này vì quan hệ mật thiết với năm pháp, nên “Danh” và “Tướng” thuộc “Vọng kế tự tính”, “Phân biệt” thuộc “Duyên khởi tự tính”, “Chánh trí” và “Như như” thuộc “Viên thành tự tính”. Tám thức là A-lại-da thức, Ý, Ý thức và Tiền ngũ thức. Hai vơ ngã là “Nhân vơ ngã” và “Pháp vơ ngã”. Năm pháp, Ba tính, Tám thức và Hai vơ ngã thì thu nhiếp hết thảy mọi pháp.

---o0o---

CHƯƠNG THỨ TƯ. PHẬT GIÁO Ở THỜI ĐẠI NGÀI VƠ TRƯỚC, THẾ THÂN THẾ THÂN

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)