Buddhacarita (Phật Sở Hạnh Tán, Mã Minh), Madhyamaka kàrikà (Trung Luận bản tụng, Long Thọ), Bodhisatvabhùmi (Du Già Sư Địa Luận Trung Bồ-tát Địa, Vơ Trước), Sùtràlàmkarà (Đại Thừa Trang Nghiêm Luận, Vơ Trước), Siksàsamucchaya (Đại Thừa Tập Bồ-tát Học Luận, Tịch Thiên), Bodhikariyàvatàra (Bồ-đề Hạnh Kinh, Tịch Thiên), Vajracàci (Kim Cương Chân Luận, Pháp Xứng), Dharmasamgraha (Pháp Số Danh Tập Kinh dị bản)(1).
TÂY TẠNG PHẬT ĐIỂN. - Đặc biệt, Đại tạng kinh của Phật giáo Tây Tạng thì được phiên âm thẳng từ nguyên điển chữ Phạn sang, nên rất tinh tường đích xác. Vì thế, bộ Đại tạng này đứng về mặt nghiên cứu nguyên điển của Phật giáo rất cĩ giá trị vơ cùng. Nội dung bộ này chia làm hai bộ lớn là Kanjur (Cam Thù) và Tanjur (Đan Thù), gồm đủ cả Kinh, Luật và Luận, theo biểu đồ như sau(1):
I. Kanjur (Cam Thù) - Bộ này chia ra bảy bộ lớn, gồm cĩ 100 hịm: 1. Dulva (Vinaya, Luật bộ) - 13 hịm, gồm hơn 600 quyển.
2. Ser chin (Prajnàpàramita, Bát Nhã bộ), 21 hịm, gồm 100 quyển. 3. Phal chen (Avatamsaha, Hoa Nghiêm bộ), 6 hịm, gồm 2200 bối diệp. 4. Kon tsegs (Rannakùt, Bảo Tích bộ), 6 hịm, từ hội thứ nhất đến hội thứ 44.
5. Mdị sùtra (Kinh tập), 30 hịm, gồm hơn 200 bộ.
6. Myang hdas (Màhaparinirvàna, Đại Bát Niết Bàn bộ), 2 hịm. 7. Gyut Tantra (Bí Mật bộ), 22 hịm, gồm 287 bộ.
II. Tanjur (Đan Thù) - Bộ này cũng chia ra 3 bộ lớn: 1. Tán Ca tập - 1 hịm, gồm 58 bộ.
2. Bí mật nghi quỹ - 87 hịm, gồm hơn 2600 bộ.
3. Luận thích tập - gồm cĩ 136 hịm. Tập này là bộ phận rất quan trọng cho sự nghiên cứu kinh điển Phật giáo Tây Tạng. Trong đĩ cĩ nhiều các bộ sớ thích của Đại thừa kinh và nhiều sách khác như: Nhân minh, tác thi pháp, tu từ pháp, văn pháp, tự vựng, âm nhạc, tốn số, y học, thiên văn v.v... mà hãy chưa được dịch sang tạng chữ Hán.
CHƯƠNG THỨ BẢY. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THỪA PHẬT GIÁO GIÁO