SỰ QUAN HỆ GIỮA MẬT GIÁO VÀ ẤN ĐỘ GIÁO

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 129 - 130)

Mật giáo là tiếng gọi tắt của Bí mật Phật giáo. Trên phương diện giáo lý và giáo tướng của Mật giáo thì được phát triển từ tư tưởng của Đại thừa Phật giáo, nhưng ở phương diện sự tướng của Mật giáo thì chịu ảnh hưởng nghi thức tác pháp của Tân Bà La Mơn giáo, tức là Ấn Độ giáo. Thí dụ như đồ hình Mandala (Mạn Trà La) của Mật giáo, trong đồ hình đĩ, một mặt thì phối trí các hình chư Phật, một mặt kết hợp các vị thần của Bà La Mơn giáo. Mandala của Mật giáo cĩ nhiều thứ khác nhau, nhưng Mandala chính để tượng trưng cho Chân thực giới của Mật giáo thì phối trí Ngũ Phật hay Lục Phật. Tức là ở trung ương của đồ hình Mandala cĩ hình Đại Nhật Phật, bốn phương của đồ hình cĩ bốn Đức Phật là A Sơ Phật, Bảo Sinh Phật, Bất Khơng Thành Tựu Phật, và A Di Đà Phật, gọi là Ngũ Phật, hoặc trên năm Đức Phật này lại thêm Đức Phật Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva), gọi là Lục Phật. Ngồi ra cịn cĩ rất nhiều Mandala của chư Bồ-tát và các thần của ngoại giáo. Các đồ hình Mandala tuy nhiều, nhưng hình tướng và sắc thể của nĩ đại khái cĩ hai phương pháp là hĩa hiện và điều phục. Hĩa hiện cĩ ý nghĩa là chư Phật và Bồ-tát vì mục đích hĩa độ chúng sinh, nên phương tiện quyền hiện ra hình tướng các thần của ngoại giáo. Thí dụ như Đức Quan Âm hĩa hiện ra 33 thân là Phạm Thiên, Đế Thích và Đại Tự Tại Thiên v.v... Điều phục cĩ ý nghĩa là chư Phật và Bồ-tát dùng rất nhiều uy lực quyền thế

để chinh phục các thần của ngoại đạo, khiến các thần đĩ quay về với Phật giáo. Vì lý do quan hệ đĩ nên hình tướng của chư Phật, Bồ-tát và các thần của Ấn Độ giáo dần dần trở thành một quan điểm cộng thơng.

Sự tướng của Mật giáo như các cách tụng thần chú, quán Du-già v.v... khơng phải là lối tác pháp đặc biệt của Mật giáo mà cũng là chịu ảnh hưởng tập tục cổ truyền của dân tộc Ấn Độ và Bà La Mơn giáo. Thí dụ như pháp thiền định của Phật giáo thì chú trọng ở chỗ đạt tới trí tuệ, nhưng phép quán Du- già của Mật giáo lại chú trọng ở mục tiêu cầu phúc trừ tai cho thế gian. Sau hết là sự quan hệ mật thiết giữa phái Sàkta (Tính lực phái) của Ấn Độ giáo, và phái Kim Cương thừa (Vajrayàna) của Mật giáo. Nguyên lai phái Sàkta thì sùng bái nữ thần Durga, nghi thức của phái này rất là bí mật, cĩ nhiều trị ma thuật, nhiều hình thức dâm đãng. Sau, lối hành pháp của phái này lạm nhập vào lối hành pháp của phái “Kim Cương thừa”, nên phái Kim Cương thừa dần dần bị đọa lạc vào vịng tà đạo, và cũng là nguyên nhân đọa lạc của Mật giáo.

Sự giao thiệp giữa Mật giáo và Ấn Độ giáo cứ mỗi ngày một rõ rệt, một mặt thì Mật giáo tiếp nhận các yếu tố hành pháp của Ấn Độ giáo, một mặt thì Ấn Độ giáo tiếp nhận các lối hành pháp của Mật giáo, nên hai giáo trở thành một trạng thái hỗn hợp khĩ thể phân biệt được rõ ràng.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)