CÁC BẬC LUẬN SƯ THUỘC HỆ THỐNG THỰC TƯỚNG LUẬN

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 121 - 122)

Vì ngài Long Thọ và Đề Bà khởi xướng ra tư tưởng “Thực tướng luận”, ngài Vơ Trước và Thế Thân xướng ra thuyết “Duyên khởi luận”, nên cĩ hai hệ thống lớn của Đại thừa Phật giáo được xuất hiện ở Ấn Độ, tức là hệ thống “Thực tướng luận”, hoặc gọi là “Trung quán phái” và hệ thống “Duyên khởi luận” hoặc gọi là “Du già hành phái”. Thực tướng luận thì quan sát về thực tướng của chư pháp, cho hết thảy mọi pháp đều là khơng, để biểu hiện lý “Trung đạo”, nên gọi là “Khơng tơn” hay “Trung quán tơn”. Duyên khởi luận thì bàn về sự duyên khởi của hai pháp Chân và Giả để biểu hiện phần “Chân hữu” và nương vào phép quán Du-già (Yoga) để biểu hiện phần “Chân như”, nên gọi là “Hữu tơn” hay “Du già tơn”.

Hệ thống truyền thừa về tư tưởng “Thực tướng luận” của ngài Long Thọ, sau thời đại ngài Đề Bà và La Hầu La Đa, thì khơng thấy chép rõ ràng, nhưng ở khoảng thế kỷ thứ IV TL, sau ngài La Hầu La Đa cĩ ngài Thanh Mục (Pingala) chú thích bộ “Trung Luận” của ngài Long Thọ, ngài Kiên Ý trước tác bộ “Nhập Đại Thừa Luận” (2 quyển), đều truyền về tư tưởng “Vơ tướng giai khơng” của ngài Long Thọ. Trong thế kỷ thứ V, ở Nam Ấn, cĩ ngài Phật Hộ (Buddhapàlita) ra đời, tuyên dương về thuyết “Phi hữu phi khơng luận” của ngài Long Thọ. Lại ở thế kỷ thứ VI, cũng ở Nam Ấn, cĩ ngài Thanh Biện (Bhàvaviveka) ra đời, chủ trương thuyết “Vơ tướng giai khơng”. Cuối thế kỷ thứ VI, cĩ ngài Trí Quang (đệ tử ngài Thanh Biện) ra đời, khởi xướng ra lối phán thích về giáo lý của Phật giáo, và sắp hạng giáo nghĩa của ngài Long Thọ đứng ở vị trí tối cao của Phật giáo. Và cũng ở Nam Ấn, cĩ ngài Nguyệt Xứng (Candrakìrti) ra đời, soạn bộ “Trung Luận Thích” (Madhyamikavrtti). Ở đầu thế kỷ thứ VII, cĩ Sư Tử Quang (đệ tử ngài Trí Quang) ra đời, giảng về “Tam luận” tại chùa Na Lan Đà. Ngồi ra cịn cĩ các bậc Luận sư khác như Thắng Quang, Trí Hộ v.v... đều là những vị tuyên dương về giáo nghĩa của ngài Long Thọ tại chùa Na Lan Đà.

Căn cứ như thứ tự trên, vậy hệ thống truyền thừa về “Thực tướng luận” của ngài Long Thọ cĩ thể như sau: Long Thọ, Đề Bà, La Hầu La Đa, Thanh Mục, Thanh Biện, Trí Quang, Sư Tử Quang, Thắng Quang v.v...

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)