SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẬT GIÁO

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 131 - 132)

Hai hệ thống “Chân Ngơn thừa” và “Kim Cương thừa” của Mật giáo sau khi xuất hiện, thì tư tưởng Mật giáo phát triển mạnh mẽ trên lãnh thổ Ấn Độ. Trong hai hệ thống này, “Chân Ngơn thừa” thì chú trọng phần lý luận, nên kém phát triển ở phương diện thực tế, trái lại “Kim Cương thừa” chú trọng phần thực tế, nên kém phát triển ở phương diện lý luận. Từ khoảng thế kỷ thứ X trở về sau, vì “Kim Cương thừa” kết hợp với phái Sàkta của Ấn Độ giáo, nên phái này bày đặt ra nhiều hành pháp theo tà giáo, dần dần đi vào vịng đọa lạc, lấy chủ nghĩa khối lạc, dục vọng cho là diệu lý chí chân, làm mất hẳn cái bản lai chân tướng của Phật giáo.

Trong lúc Mật giáo đang phát triển, các vương triều Pàla thuộc Đơng Ấn đều bảo hộ Phật giáo, nhất là vua Dharmapàla (Pháp Hộ, dựng ra ngơi chùa rất lớn ở thế kỷ thứ VIII, tức là ngơi chùa Vikramasilà, để làm nơi đạo tràng căn bản cho Mật giáo. Các bậc học tượng của Mật giáo phần nhiều đều xuất thân từ ngơi chùa này.

Và ngơi chùa này cũng là nơi trước tác của nhiều bộ kinh điển thuộc Mật giáo. Thí dụ như bộ “Như Lai Tam Nghiệp Bí Mật Kinh” (Tathàgata Guhyaka Guhyasamàja), “Sàdhanamàlà” và rất nhiều các “Nghi quỹ” (Tantra) v.v... Kinh “Như Lai Tam Nghiệp Bí Mật” cĩ ghi chép rất nhiều lối tác pháp kỳ quái, đĩ chính là ảnh hưởng tư tưởng phái Sàkta của Ấn Độ giáo.

Trên phương diện truyền bá tư tưởng Mật giáo và làm cho Mật giáo được phát triển ở Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng và các nước khác thì cĩ các vị đại học giả như ngài Thiện Vơ Úy (Subha Karasimha, 637-735), người Trung Ấn; ngài Kim Cương Trí (Vajra Bodhi, 671-741), người Nam Ấn, và ngài Bất Khơng Kim Cương (Amoghavajra, 705-774), người Sri Lanka, ba vị này khơng những làm cho Mật giáo hưng thịnh ở trong nước, mà các ngài

đều cùng lần lượt đem tư tưởng Mật giáo sang Trung Quốc, phiên dịch nhiều kinh điển của Mật giáo sang chữ Hán, làm cho Mật giáo ở Trung Quốc phát triển rất mạnh mẽ. Cũng ở thế kỷ thứ VIII, lại cĩ ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambava) xuất hiện, ngài đem Mật giáo truyền bá sang Tây Tạng và sáng lập ra Lạt Ma giáo ở Tây Tạng. Từ thế kỷ thứ VIII trở về sau, cũng cĩ nhiều vị học giả của Mật giáo xuất hiện, đều là những vị xuất thân ở chùa Vikramasila. Đặc biệt ở thế kỷ thứ XI, cĩ ngài Dipankarasrijnàna tức là Atisa ra đời, ngài cũng sang Tây Tạng truyền tư tưởng Mật giáo, và trở thành một nhà đại phiên dịch của Tây Tạng. Cịn các nước thuộc Đơng Nam Á Tế Á như: Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, đảo Java, Sumatra v.v..., Mật giáo cũng đều được truyền vào. Chính lối kiến trúc cung thành như Angkor Thom và Angkor Wat của Campuchia ở thế kỷ thứ XII, đĩ cũng là những kết tinh của tư tưởng Mật giáo.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 131 - 132)