KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 71 - 72)

Vương triều Kaniska đối với Phật giáo, một sự nghiệp vĩ đại nhất là việc kết tập kinh điển của Hữu bộ lần thứ IV tại nước Kamistra.

Tương truyền, vua Kaniska cứ mỗi ngày thỉnh một vị Tăng vào cung để nghe pháp, và lại chính mình duyệt lãm các kinh, luận, thấy giáo nghĩa khơng giống nhau, lấy làm ngờ vực, đem hỏi ngài Hiếp Tơn Giả (Pàrava). Tơn giả giảng giải cho vua biết lý do, vì cĩ nhiều bộ phái, nên giáo nghĩa của mỗi bộ phái cũng khác nhau. Vua thấy thế nảy ra ý nghĩ thống nhất giáo nghĩa của mọi bộ phái, liền bàn cùng ngài Hiếp Tơn Giả, rồi phát nguyện mở đại hội kết tập.

Trước hết, vua hạ lệnh chiêu tập các học giả khắp trong nước, tuyển bạt lấy 500 vị, là những bậc học rộng tài cao, tinh thơng Tam Tạng, hội họp tại tinh xá Hồn Lâm (Kundalavana samgharàma) nước Kasmitra để kết tập Tam tạng. Kỳ kết tập này do ngài Vasumitra (Thế Hữu) là Thượng thủ, và cĩ các Đại đức Dharmatràtà (Pháp Cứu), Ghosa (Diệu Âm), Bhuddadeva (Giác Thiên) và Pàrsva (Hiếp Tơn Giả), các ngài chú thích Kinh tạng gồm 10 vạn bài tụng; Luật tạng gồm 10 vạn bài tụng; và Luận tạng (Abhidharma vibhàsa) 10 vạn bài tụng, cả thảy là 30 vạn bài tụng, gồm 660 vạn lời. Kỳ kết tập này, Kinh, Luật, Luận đều được khắc vào bản bằng đồng, trước sau phải mất mười hai năm mới hồn thành. Sau khi hồn thành, vua ra lệnh xây cất một bảo tháp lớn để tàng trữ, cắt cử người hộ vệ, để ngăn ngừa học thuyết ngoại đạo trà trộn. Nếu ai muốn học hỏi và nghiên cứu, chỉ được xem ở trong tháp, cấm khơng được đem ra bên ngồi. Tuy thế, nhưng Kinh tạng và Luật tạng cũng đã sớm bị thất lạc, khơng cịn thấy truyền tới ngày nay, duy cĩ phần chú thích của Luận tạng Abhidharma mahavibhàsa sutra (A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Ba Sa Luận), gồm 200 quyển do ngài Huyền Trang dịch là hiện cịn lưu truyền. Nội dung của bộ luận này là tổng hợp giáo nghĩa dị đồng của các bộ phái để hồn thành giáo nghĩa của Hữu bộ.

Về niên đại kỳ kết tập này cĩ nhiều thuyết khác nhau, nghĩa là Đức Phật nhập diệt sau 400 năm, 500 năm hoặc 600 năm. Thuyết Phật diệt độ sau khoảng 600 năm thì thích ứng hơn, tức là ở vào khoảng đầu thế kỷ thứ II sau Tây lịch.

---o0o---

CHƯƠNG THỨ NĂM. PHẬT GIÁO Ở THỜI KỲ GIỮA TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA VÀ ĐẠI THỪA

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)