BA KHOA UẨN, GIỚI, XỨ Năm vị và bảy mươi lăm pháp là đứng ở

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 61 - 63)

I. GIÁO NGHĨA CỦA THƯỢNG TỌA VÀ HỮU BỘ 1 LỜI BÀN TỔNG QUÁT.

4. BA KHOA UẨN, GIỚI, XỨ Năm vị và bảy mươi lăm pháp là đứng ở

phương diện khách quan để phân loại vũ trụ vạn hữu; ba khoa: Ngũ uẩn, Mười hai xứ, Mười tám giới là đứng ở phương diện chủ quan để phân loại vũ trụ vạn hữu. Phật giáo cho rằng con người chỉ là nương vào sự kết hợp phân tán của ngũ uẩn mà sinh hay diệt, tinh thần của con người cũng hồn tồn nương vào sự quan hệ kết hợp đĩ mà sinh ra những tác dụng. Tức là ba phần căn, cảnh, thức làm nhân duyên lẫn cho nhau mà sinh ra mọi tác dụng của tinh thần và sinh ra các pháp.

Ngũ uẩn (Panca skandhàh). - Ngũ uẩn là năm yếu tố: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. “Sắc uẩn” thuộc về sắc pháp trong năm vị; “Thọ”, “Tưởng”, hai uẩn thuộc về tâm sở pháp; “Hành uẩn” trừ thọ, tưởng thuộc về các pháp của tâm sở; cịn đều thuộc cả về tâm bất tương ưng hành pháp; “Thức uẩn” thuộc về tâm pháp. Ngũ uẩn chỉ ăn nhịp với hữu vi pháp, khơng thích hợp với vơ vi pháp.

Mười hai xứ (Dvàdasa àyatana). - Xứ là nghĩa định xứ và y xứ, tức là sáu căn và sáu trần là nơi y cứ để sinh khởi ra tâm vương và tâm sở, sáu căn là sáu cơ quan: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, sáu đối tượng của sáu căn. Trừ ý căn và pháp cảnh, cịn ngũ căn và ngũ cảnh thuộc sắc pháp. Ý căn thuộc về tâm pháp (tác dụng tư lương của tâm vương). Pháp cảnh tiếp hết thảy mọi pháp, trừ ngũ căn, ngũ cảnh và tâm vương. Mười hai xứ thì thích hợp với tất cả các pháp hữu vi và vơ vi.

Mười tám giới (Assstadasa dhàtu). - Giới là nghĩa chủng tộc, vì tự tính của mười tám loại đều riêng biệt, trở thành những chủng loại riêng, cho nên gọi Lục căn, Lục trần và Lục thức là mười tám giới. Vì lẽ khai hợp, nên lục thức chỉ là sự triển khai từ ý căn của mười hai xứ. Cho nên, mười hai xứ và mười tám giới đều tiếp thơng với các pháp hữu vi và vơ vi. Sở dĩ một bên gọi là xứ và một bên gọi là giới, xứ là nơi y xứ của các pháp sinh khởi, giới là nĩi về nghĩa tự tính của các pháp.

Danh mục của ba khoa theo như biểu đồ sau:

12 Xứ: Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ, sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ.

18 Giới: Nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, ý giới, sắc giới, thanh giới, hương giới, vị giới, xúc giới, pháp giới; Nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỵ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới

5 Uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

5. TU ĐẠO VÀ CHỨNG QUẢ. - Phép tu đạo của Hữu bộ chia làm ba bậc: (1) Kiến đạo (Darsana màrga), nương vào sức tuyển trạch của trí tuệ, biết được lý của Tứ đế, đoạn hết được phần Kiến hoặc. (2) Tu đạo (Bhavanà màrga), đem tuệ lực để tu tập lý của Tứ đế, đoạn hết được Tư hoặc, (3) Vơ học đạo (Asaiksa màrga), khơng cịn phải đoạn phiền não, đạt tới bậc Vơ học.

Vì nương vào căn cơ của người tu hành, nên lại chia ra thượng căn, trung căn, hạ căn, gọi là “Tam thừa”. Hạ căn là Thanh văn thừa, nương vào lời dạy của Phật để tu hành, quán về lý của Tứ đế, chứng được quả A-la-hán. Trung căn là Độc giác thừa (Bích chi Phật, Pratyeka Bhuddha), tự mình quán tưởng mười hai nhân duyên mà độc ngộ, đoạn hoặc chứng lý; cịn gọi là Duyên giác thừa. Thanh văn và Duyên giác gọi là nhị thừa. Thượng căn thuộc Bồ- tát thừa, y vào các pháp tràng kỳ tu hành trong nhiều kiếp nhiều đời, đoạn hết được mọi tập khí (tập quán lực), đầy đủ phần nhất thiết chủng trí, viên mãn phần tự lợi lợi tha, chứng được đạo Vơ thượng Chánh giác, trở nên bậc Đại giác tức là Phật.

6. NIẾT-BÀN VÀ PHẬT THÂN. - Khi Đức Thích Tơn cịn tại thế, thực

thân chứng được Niết-bàn, Phật thân hiện tồn tại, nên khơng cĩ sự bàn luận về Niết-bàn và Phật thân. Nhưng sau khi Đức Thích Tơn nhập Niết-bàn, thì vấn đề đĩ trở thành một vấn đề trọng đại, sinh ra nhiều kiến giải khơng giống nhau. Đặc biệt về vấn đề Phật thân dần dần được lý tưởng hĩa bởi tư tưởng tự do tiến bộ, nên hoặc cĩ hai thân, hoặc cĩ ba thân, làm đầu đề luận tranh cho các bộ phái đương thời.

Về kiến giải của Hữu bộ đối với vấn đề Niết-bàn và Phật thân, cũng như giáo lý Nguyên thủy Phật giáo, nghĩa là Niết-bàn cũng chia ra “Hữu dư Niết- bàn” và “Vơ dư Niết-bàn”. Vấn đề Phật thân cũng chưa lý tưởng hĩa, nghĩa là Phật là một thân người hiện thực. Thân thể của Phật Đà vì cĩ liên quan tới hoặc nghiệp của tiền thế, nên thọ mệnh của xác thân cĩ hạn định, nghiệp quả hết thì xác thân mất, vào Vơ dư Niết-bàn, trở về nơi tịch tĩnh. Và Phật cũng cĩ tâm vơ ký, khơng phải thiện, khơng phải ác, tự thân khơng làm điều ác, nhưng vì cịn cĩ xác thân, cịn là nơi y xứ của điều ác. Phật cũng cĩ sự ngủ

nghỉ, khơng phải là thường thường ở định; một sát-na của tâm khơng thể suốt hết được mọi pháp, một tiếng khơng thể nĩi hết được mọi pháp. Về nhân hạnh của Phật ở quá khứ, vì mục đích cứu độ chúng sinh, nên sinh ở trong Tam giới, cốt yếu khơng phải là đoạn hết phiền não, chỉ là nương vào sự tu hành, để chế phục phiền não, khi nhân hạnh viên mãn, tức là đoạn hết mọi hoặc, trở thành Phật Đà. Đĩ là thuyết “Phục hoặc nhân hạnh” của Hữu bộ.

Như trên đã lược thuật về giáo nghĩa của Hữu bộ. Nương vào giáo nghĩa đĩ, ta cĩ thể suy biết được giáo nghĩa của Thượng Tọa bộ, vì đều phảng phất giáo nghĩa của Nguyên thủy Phật giáo. Đặc biệt, giáo nghĩa của Hữu bộ, sau trở thành những tài liệu quan trọng cho mơn Duy thức học trong Phật giáo.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 61 - 63)