GIÁO NGHĨA CỦA NGÀI LONG THỌ

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 111 - 112)

Ngài Long Thọ, vì ngài cĩ rất nhiều trước tác, nên giáo nghĩa của ngài cũng trở thành đa phương. Cổ lai thường tơn xưng ngài là vị Tổ khai sáng của Thiền Tơn, Tịnh Độ Tơn, Mật Tơn, Hoa Nghiêm Tơn, Tam Luận Tơn v.v... Nhưng giáo nghĩa căn bản của ngài để phá tà đạo và hiển chánh giáo, đĩ là

tư tưởng “Trung đạo”. Tư tưởng Trung đạo này được trình bày rất rõ trong bộ “Trung Quán Luận”, gọi tắt là “Trung Luận”.

Trước hết, lý luận về “Chư pháp thực tướng”, ngài Long Thọ gọi chư pháp thực tướng là “Chân khơng vơ tướng”. Nhưng “Khơng” đây khơng phải là cái “Khơng” đối lập với “Cĩ”, cũng khơng phải là ý nghĩa “Hư vơ” mà là cái tên vượt ra ngồi vịng “Cĩ” và “Khơng”, để đặt một danh từ thay thế cho ý nghĩa trên tức là “Trung đạo. “Trung Luận” quyển thứ nhất nĩi: “Bất sinh diệc bất diệt; bất thường diệc bất đoạn; bất nhất diệc bất nhị; bất lai diệc bất khứ”. Nghĩa là thực tướng của chư pháp thì bản lai khơng cĩ sinh cũng khơng cĩ diệt, khơng cĩ thường cũng khơng cĩ đoạn, khơng một cũng khơng khác, khơng cĩ lại và cũng khơng cĩ đi. Nhưng vì quan niệm cố định của thế gian thì cĩ sinh, cĩ diệt, cĩ thường, cĩ đoạn, cĩ một, cĩ khác, cĩ đi, cĩ lại, thuộc tám quan niệm giả tướng, để phủ định những quan niệm đĩ, nên ngài Long Thọ nĩi ra tám thứ khơng là “Khơng sinh, khơng diệt, khơng thường, khơng đoạn, khơng một, khơng khác, khơng lại, khơng đi”, để biểu hiện cái thực thể của chư pháp, và cũng là để thuyết minh nghĩa “Trung đạo”. Vậy nên nghĩa “Trung đạo” khơng phải là ý nghĩa trung gian giữa cái “Cĩ” và “Khơng” mà là cái ý nghĩa vượt ra ngồi vịng sai biệt tương đối, siêu vượt khỏi lãnh vực “Cĩ”, “Khơng” và cả “khơng cả cái khơng”, thuộc ở trường hợp “ngơn ngữ đạo đoạn”.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)