NGÀI TRÍ QUANG VÀ GIỚI HIỀN

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 128 - 129)

Ngài Trí Quang (Jnànaprabha), đệ tử ngài Thanh Biện, đắc truyền hệ thống “Thực Tướng luận” của ngài Long Thọ tại chùa Na Lan Đà. Ngài là bậc tinh thơng cả giáo nghĩa của Tiểu thừa và Đại thừa, nên ngài tổng hợp tất cả giáo lý của Phật giáo, và phán thích ra làm ba hạng. Tức là “Tâm cảnh câu hữu giáo”, “Tâm hữu cảnh khơng giáo” và “Tâm cảnh câu khơng giáo”. Tiểu thừa Phật giáo thì thuộc “Tâm cảnh câu hữu giáo”, ở hạng thấp nhất; giáo nghĩa của ngài Vơ Trước và Thế Thân, thuộc “Tâm hữu cảnh khơng giáo”, ở địa vị trung gian; giáo nghĩa của ngài Long Thọ thuộc “Tâm cảnh câu khơng giáo”, ở địa vị cao nhất trong Phật giáo. Đĩ là lối phán thích giáo tướng của Phật giáo, mà ngài Trí Quang là người xướng xuất đầu tiên trong lịch sử Phật giáo.

Ngài Giới Hiền (Dìladhadra), đệ tử ngài Hộ Pháp, người nước Samatata thuộc Trung Ấn. Ngài thường chu du các nơi học hỏi, khi tới chùa Na Lan Đà, được ngài Hộ Pháp truyền cho pháp mơn Duy thức. Ngài dần dần trở thành một bậc đại Luận sư của mơn Duy thức học. Ở niên hiệu Chính Quán năm thứ 16 đời Đường bên Trung Quốc (636 Tây lịch), khi ngài Huyền

Trang qua Ấn, lúc tới chùa Na Lan Đà, thì ngài Giới Hiền đã tới 106 tuổi, và được ngài đem pháp mơn Duy thức truyền lại cho.

Ngài Giới Hiền vì mục đích tuyên dương giáo nghĩa của Duy thức, để đối ứng lại với lối phán giáo của ngài Trí Quang, nên ngài cũng thành lập ra ba giáo pháp để định vị trí giáo lý của Phật giáo. Tức là “Hữu giáo”, “Khơng giáo” và “Trung đạo giáo”. Tiểu thừa Phật giáo thuộc “Hữu giáo”, ở ngơi thấp nhất; giáo nghĩa của ngài Long Thọ thuộc “Khơng giáo”, ở ngơi giữa; giáo nghĩa của ngài Vơ Trước và Thế Thân thuộc “Trung đạo giáo”, ở ngơi cao nhất trong Phật giáo.

---o0o---

4.THIÊN THỨ TƯ. THỜI ĐẠI MẬT GIÁO (701 - 1200 TL) (701 - 1200 TL)

CHƯƠNG THỨ NHẤT. SỰ THÀNH LẬP VÀ BIẾN THIÊN CỦA MẬT GIÁO GIÁO

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)