PHÂN LOẠI VẠN HỮU Theo Nguyên thủy Phật giáo, thì năm uẩn là

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 59 - 61)

I. GIÁO NGHĨA CỦA THƯỢNG TỌA VÀ HỮU BỘ 1 LỜI BÀN TỔNG QUÁT.

3. PHÂN LOẠI VẠN HỮU Theo Nguyên thủy Phật giáo, thì năm uẩn là

những yếu tố để thành lập thế giới, và phân loại thế giới ra “Tam giới”, “Nhị thập ngũ hữu” là nơi y báo của chúng sinh. Nhưng Hữu bộ, vì ảnh hưởng sự phân loại thế giới của Thắng luận phái, nên đem chia vạn hữu thành 5 vị và 75 pháp, lập thành một tổ chức nhất định, đĩ là điểm đặc biệt về giáo lý của Hữu bộ.

Trước hết, Hữu bộ đem vạn hữu chia ra Hữu vi pháp (Samskarta) và Vơ vi pháp (Asamskarta). Hữu vi pháp thì nương vào nhân duyên sinh diệt, biến hĩa. Vơ vi pháp khơng nương vào nhân duyên sinh diệt, bản lai thường tồn. Hữu vi pháp, vì nương vào vật và tâm; vật tâm cùng quan hệ, và khơng phải vật và tâm, nên lại chia thành bốn pháp: Sắc pháp (Rùpa), Tâm pháp (Cita), Tâm sở hữu pháp (Aitta) và Tâm bất tương ứng hành pháp (Cittaviprayuktasamskàra), thành năm vị:

Sắc pháp. - Sắc pháp cĩ mười một thứ: 5 căn (Nhãn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân), 5 cảnh (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc) và Vơ biểu sắc (Avijnapttirùpa). Vơ biểu sắc là một lực khơng hình khơng dáng, nĩ huân phát ở trong thân, để đưa nghiệp nhân của hai nghiệp thân và khẩu, cảm sinh ra nghiệp quả ở vị lai. (Vơ biểu sắc thì khơng phải là vật chất, nhưng vì là nơi nương tựa của sắc pháp, nên thuộc trong ngơi sắc pháp).

Tâm pháp. - Tâm pháp nếu đem tế phân là lục thức: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, nhưng đây nĩi về nhất tâm pháp tức là Tâm vương.

Tâm sở hữu pháp. - Tâm sở hữu pháp gồm cĩ 46 pháp là thọ, tưởng, tư v.v... thường thường theo nhịp với Tâm vương, dấy ra mọi tác dụng, do sự quan

hệ giữa Vật và Tâm, nên sinh ra tác dụng của Tâm. Tâm sở nghĩa là Tâm sở hữu của Tâm vương.

Tâm bất tương ưng hành pháp. - Tâm này gồm cĩ 14 pháp: Đắc (tác dụng kế phược), Phi đắc (tác dụng xa lìa, sinh, trụ, dị, diệt v.v... khơng ăn nhịp với sắc và tâm.

Vơ vi pháp. - Vơ vi pháp cĩ ba thứ: Trạch diệt, Phi trạch diệt và Hư khơng. “Trạch diệt” nghĩa là nhờ vào sự tuyển trạch mà được diệt độ, tức là nương vào sức tuyển trạch của trí tuệ, lìa được mọi kết phược phiền não, chứng đặng lý Khơng tịch tức là Niết-bàn. Nương vào sự đoạn được một hoặc, tức là được một trạch diệt vơ vi, đoạn hoặc trạch diệt hai bên cân đối nhau, nên cĩ tên trừu tượng là “Trạch diệt vơ vi”. “Phi trạch diệt vơ vi” thì bản lai nhất như thanh tịnh, khơng cần sức lựa chọn của trí tuệ mới hiển ngộ. “Hư khơng vơ vi” là khoảng khơng gian vơ tận, khơng cĩ sự chướng ngại của mọi pháp, và cũng khơng bị mọi pháp làm chướng ngại, cĩ tính chất vơ ngại. Vì cĩ vơ ngại tính, nên sắc pháp được tự do, tự tại sinh diệt ở trong đĩ.

Biểu tĩm tắt vạn hữu, năm vị và bảy mươi lăm pháp như sau: (5 vị) (75 pháp)

1. Sắc pháp 11 Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc, vơ biểu sắc

2. Tâm pháp 1 Tâm vương (tiếp cả 6 thức)

Đại địa pháp 10: Thọ, tưởng, tư, xúc, dục tuệ, niệm, tác ý, thắng giải, tam ma địa

Đại thiện pháp 10: Tín, cầu, hành xả, tàm, quý, vơ tham, vơ sân, bất hại, khinh an, khơng phĩng dật

Đại phiền não địa pháp 6: Si, phĩng dật, giải đãi, bất tín, hơn trầm, điệu cử Đại bất thiện pháp 2: Vơ tàm, vơ quý

Tiểu phiền não địa pháp 10: Phẫn, phú, xan, tật, não, hại, hận, xiểm, cuống, kiêu

Đắc, phi đắc, chúng đồng phận, vơ tưởng quả, vơ tưởng định, diệt tận định, mệnh căn, sinh, trụ, dị, diệt, danh thân, cú thân, văn thân

5. Vơ vi pháp 3 Trạch diệt vơ vi, Phi trạch diệt vơ vi, Hư khơng vơ vi.

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 59 - 61)