SỰ BIẾN THIÊN CỦA MẬT GIÁO TÂY TẠNG

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 136 - 139)

Các phái kế thừa giáo nghĩa của ngài Atìsa, sau dần dần loại bỏ giáo lý Hiển giáo, chỉ chú trọng ở giáo lý Mật giáo, đi vào lối tác pháp cực đoan của

“Kim Cương thừa” nên Mật giáo dần dần bị trụy lạc. Tức là Mật giáo đi vào con đường dị đoan của tà đạo.

Trong thời kỳ đĩ, may cĩ ngài Tson Kha Pa (Tơn Khách Ba, 1357-1419) ra đời. Ngài xuất thân ở tỉnh Cam Túc, lúc đầu học về Hiển giáo, sau tu theo Mật giáo và rất nghiêm trì giới luật. Để cứu vãn lại tình thế của Mật giáo, nên ngài đưa hết năng lực vào sự nghiệp vận động cải cách Phật giáo, đưa Phật giáo lại một hệ thống tổ chức mới. Sau, sự cải cách của ngài đã thành cơng. Hệ thống phái cải cách này gọi là “Hồng mạo phái” (phái Mũ vàng), phái này tuy cũng là Mật giáo nhưng lấy giới luật làm trọng. Cịn các phái cũ gọi là “Hồng mạo phái” (phái Mũ hồng). Về trước tác của Tson Kha Pa gồm cĩ bộ “Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Luận”, là trước tác đại biểu cho Hiển giáo; bộ “Chơn Ngơn Thứ Đệ Luận” là trước tác đại biểu cho Mật giáo, và các tác phẩm khác ước 300 bộ. Ngài cịn sáng lập ra chùa Dgah Idan ở phía Đơng thành phố Lhasa để làm nơi đạo tràng căn bản cho “Hồng mạo phái”, và lấy ngày 15 tháng Giêng làm ngày lễ Đản sinh Đức Phật, theo lịch Tây Tạng. Sau khi cải cách thành cơng, thanh danh của ngài lừng lẫy khắp nơi. Vua Thái Tổ nhà Minh mấy lần phái sứ giả tới thỉnh ngài, nhưng ngài đều từ chối, mà chỉ phái khiển đệ tử tới triều kiến. Vua Thái Tổ và vua Nhân Tơn đời Minh đều là những ơng vua tin theo Lạt Ma giáo, nên đã khắc được bộ “Tây Tạng Đại tạng kinh, kinh luật bộ”. Bộ Đại tạng này gọi là “Vĩnh Lạc bản Đại tạng kinh”.

Đời Dalai Blama thứ ba là ngài Bsodnams Rgya Mtsho (1543-1588), ngài cĩ cơng truyền bá Lạt Ma giáo ở địa phương Nội Mơng Cổ.

Sau khi Tson Kha Pa (Tơn Khách Ba) mất, các đệ tử kế thừa sự nghiệp của ngài cĩ rất nhiều. Theo “Thánh Võ ký đệ ngũ Quốc triều Tây Tạng ký” chép: “Tson Kha Pa, trước khi tịch, ngài đem giáo pháp di chúc cho hai đệ tử Thượng thủ là Dalai Blama (Đạt Lai Lạt Ma) và Panchen Blama (Ban Thiền Lạt Ma). Ngài Dalai Blama là hĩa thân của Quan Thế Âm Bồ tát; Panchen Blama là hĩa thân của A Di Đà Như Lai, hai vị này cứ đời đời chuyển sinh”. Nhưng thuyết này chép khơng được tường tận.

Tức là sau khi Tson Kha Pa, khai tổ của Hồng mạo phái tịch, thì cĩ hai đệ tử Thượng túc của ngài là Dharma Run Chen và Dge Hdun Grub. Ngài Dharma Run Chen được kế thừa pháp đăng của Hồng mạo phái. Cịn Dge Hdun Grub, năm 1439 được lên nối ngơi vua, nắm quyền cai trị quốc dân, đồng thời ngài cịn dựng chùa Bkra sis Ihun po để khống trương giáo quyền, và chính ngài là Sơ tổ của Đạt Lai Lạt Ma. Mãi đến đầu thế kỷ thứ

XVII, cĩ Blo-zanchos-gyi-rgyal-mtshan dựng ra một ngơi chùa làm nơi căn cứ tu trì, rồi tự xưng tên hiệu là Panchen Blama, tức là đệ nhất thế của Ban Thiền Lạt Ma. Tiếp đến, Blo-bzanye-sés-dpal-bzan-po (mất năm 1737) là đệ nhị thế; Dpal-ldanye-sés (mất năm 1779), đệ tam thế; Blo-bzan-bstan- pahini-ma (mất năm 1852), đệ tứ thế; Chos-kyi-grags-pa-bstan-pa-idan- phyug (mất năm 1882), đệ ngũ thế; Blo-bza-thub-bstan-chos-kyi-ni-ma (mất năm 1935), đệ lục thế; ngài Ban Thiền Lạt Ma hiện đang ở Tây Tạng là đệ thất thế.

Ngài Panchen Blama cũng như Dalai Blama là hai vị Phật sống, đều được quốc dân cung kính; nhưng Dalai Blama vì ngài nắm cả chức vị Quốc vương và Pháp vương nên nhiều quyền hành hơn.

Sau khi ngài Dge-hdun-grub, thủy tổ của Dalai Blama tịch, những vị thừa kế sau cũng đều là hĩa thân của Quan Thế Âm Bồ tát hĩa sinh, và đều là hĩa thân của Dalai Blama thứ nhất. Đời Dalai Blama thứ ba tên là Bsodnamsrgya mtsho (1543-1588), ngài cĩ cơng truyền bá Lạt Ma giáo ở địa phương Nội Mơng Cổ.

Các đời truyền thống hĩa thân của vị Dalai Blama cho tới hiện nay là đời thứ XIV.

Đời Dalai Blama thứ V là ngài Blo-kzan-rgyạ-mtsho (1617-1680), ngài cĩ cơng thống nhất lãnh thổ Tây Tạng. Vì ngài được sự giúp sức của Cố Thủy Hãn, một tù trưởng của Mơng Cổ, nên diệt được giáo đồ của “Hồng mạo phái” ở Tây bộ Tây Tạng. Trong tay ngài nắm tất cả quyền hành chính trị và tơn giáo, nên ngài vừa là ngơi Pháp vương của tơn giáo. Sau, ngài được Thanh triều mời tới Bắc Kinh và tơn ngài là bậc Quốc sư trong nước.

Đời Dalai Blama thứ VI, vì sự áp bức của Thanh triều nên ngài lại phải trốn sang Mơng Cổ. Đời Dalai Blama thứ VII, ngài là bậc kiêm cả học vấn và đạo đức, lại thơng hiểu đường lối chính trị, nên thế lực tơn giáo cũng như là quốc gia trở nên khá mạnh. Từ đời thứ VIII cho đến đời thứ XII thì khơng cĩ việc quan trọng đáng kể xảy ra. Đặc biệt, đời Dalai Blama thứ XIII là Thub Idan rgya mtsho (1875-1933), vì ngài liên kết với Russia nên bị quân Anh xâm nhập, phải chạy sang tỵ nạn tại Mơng Cổ, và sau lại trở về Lhasa, nhưng lại bị quân Tứ Xuyên tràn vào, nên lại phải chạy trốn sang Ấn Độ, cách mấy năm sau ngài lại trở về bản quốc. Sau khi trở về nước, ngài nhiệt tâm hưng long Phật giáo, và khuyến khích về sự nghiên cứu giáo học của

Phật giáo. Ngài cĩ cơng rất lớn về sự nghiệp in bộ “Tây Tạng Đại tạng kinh” và nhiều kinh khác.

Hiện nay là đương thời Dalai Blama thứ XIV, tên là Chamo-Tondrup, sinh ngày 6-6-1935 tại Amdo, thuộc tỉnh Thanh Hải (Tsinghai).

Chữ Blama cĩ ý nghĩa là “Thượng nhân”, nhưng ý nghĩa phổ thơng là “Sư trưởng” hay “Thiện tri thức”. Lạt Ma giáo là của riêng Tây Tạng.

Tây Tạng chiếm một diện tích rất rộng, gồm cĩ 1.520.000km2, nhưng phần nhiều là rừng núi. Dân số cĩ chừng 3.790.000 người, phần đơng là tín đồ Phật giáo. Tổng Bản Sơn của Lạt Ma giáo là chùa Labrang ở giữa thành Lhasa. Chung quanh chùa này cịn cĩ 30 đại Già lam và rất nhiều chùa nhỏ ở trung tâm đơ thị, gồm cĩ hơn 10 vạn vị Tăng Lạt Ma. Người Tây Tạng gọi Lhasa, chữ này cĩ nghĩa là Liên hoa (hoa sen), vì kinh đơ này được coi như là cái nhụy hoa ở giữa các dãy núi cao Cơn Lơn và Hy Mã Lạp Sơn, coi tựa hoa sen nên gọi là Lhasa.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)