TƯ TƯỞNG MẬT GIÁO ĐƯỢC THÀNH LẬP

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 130 - 131)

Khởi nguyên tư tưởng của Mật giáo cĩ thể là đã cĩ từ thời đại nguyên thủy kinh điển. Vì trong nguyên thủy kinh điển cĩ thấy chép các thần chú thủ hộ trong các bộ luật và trong kinh Khổng Tước. Nhưng đĩ chỉ là sự phơi thai của tư tưởng Mật giáo. Tư tưởng Mật giáo được thành lập một cách đích xác là ở khoảng thế kỷ thứ VII, khi bộ kinh “Đại Nhật” được xuất hiện ở Nam Ấn Độ. Sau khi bộ kinh này xuất hiện thì Mật giáo cũng được thành lập. Bộ kinh này gọi đủ tức là “Đại Tỳ Lư Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh”, gồm 7 quyển, 63 phẩm. Tư tưởng căn bản của bộ kinh này là “Tức sự nhi chân”, rút ở hệ thống tư tưởng của kinh Hoa Nghiêm. Mật giáo lấy bộ kinh này làm căn cứ và gọi là phái “Chân Ngơn thừa” (Mantra yàna). Phái này là phái thuần túy của Mật giáo, nên gọi là “Hữu Đạo Mật giáo”. Phái này đại biểu cho phần lý luận của Mật giáo.

Tới khoảng cuối thế kỷ thứ VII, lại cĩ bộ “Kim Cương Đính Kinh” xuất hiện, bộ kinh này gồm cĩ 18 hội, 10 vạn bài tụng. Nội dung của bộ kinh này thuộc hệ thống “Du già hành phái”, nương vào tâm thức mà tổ chức thành. Hệ thống Mật giáo y vào bộ kinh này làm căn bản, gọi là phái “Kim Cương thừa” (Vajra yàna). Nhưng phái Mật giáo này về sau kết hợp với phái Sàkta của Ấn Độ giáo, đọa lạc vào vịng tà đạo, nên lại gọi là “Tả đạo Mật giáo”. Phái này đại biểu cho phần thực tế của Mật giáo.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 130 - 131)