Kinh Lượng bộ được chia ra từ Hữu bộ ở khoảng hậu bán thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Nhưng Kinh Lượng bộ được phát triển rõ ràng nhất là ở thời kỳ bộ “Thành Thực Luận” (Satyasiddhi sàstra) 16 quyển, do ngài Harivarman (Ma Lê Bạt Ma) trước tác ra đời. Về niên đại xuất thế của ngài Harivarman ở khoảng giữa thế kỷ thứ IV Tây lịch.
Ngài Harivarman người Trung Ấn, thuộc giịng họ Bà-la-mơn, lúc đầu ngài theo Số Luận, sau ngài quy y Phật giáo, theo học giáo nghĩa của Hữu bộ, nhưng ngài nhận thấy giáo nghĩa của Hữu bộ cịn nơng cạn và danh mục pháp tướng thì quá phiền tối, nên ngài bỏ Hữu bộ, chuyển theo nghiên cứu giáo nghĩa của Đại Chúng bộ. Ngồi ra, ngài cịn nghiên cứu cả giáo lý của Đại thừa Phật giáo. Ngài cĩ mục đích thống nhất giáo nghĩa của các bộ phái, nên mới soạn ra bộ “Thành Thực Luận”.
Nội dung của bộ Thành Thực Luận thì căn cứ vào giáo lý “Tứ Thánh Đế” để chỉnh đốn lại giáo lý của Phật giáo. Bộ luận này chia ra 5 tụ, trong đĩ cĩ 202 phẩm. Năm tụ là Phát tụ, Khổ đế tụ, Tập đế tụ, Diệt đế tụ và Đạo đế tụ. Phát tụ thì giải thích nghĩa Tam bảo và mục đích tạo luận; Khổ đế tụï nĩi về cái khổ nung nấu của ngũ ấm; Tập đế tụ bàn vấn đề nghiệp và phiền não; Diệt đế tụ giải thích vấn đề Niết bàn; Đạo đế tụ thuyết minh về Định và Trí. Đặc
biệt ở phẩm Diệt Pháp Tâm cĩ nĩi đến vấn đề “Nhân Pháp Câu Khơng” giống như giáo nghĩa của Đại thừa Phật giáo, cịn nội dung của các phẩm khác đều bàn về giáo nghĩa của Tiểu thừa Phật giáo. Ngồi ra, ngài cịn kế thừa thuyết “Hiện tại thực hữu; quá khứ, vị lai vơ thể” của Kinh Lượng bộ.
---o0o---