GIÁO NGHĨA CỦA NGÀI VƠ TRƯỚC VÀ THẾ THÂN

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 120 - 121)

Về giáo nghĩa đặc sắc của ngài Vơ Trước là tư tưởng “A-lại-da duyên khởi luận”. Ngài là bậc đại học giả hưng long cho Đại thừa Phật giáo. Cịn ngài Thế Thân, lúc đầu, ngài truyền bá Tiểu thừa Phật giáo, sau mới hưng long Đại thừa Phật giáo. Ngài trước tác rất nhiều bộ luận, nên tư tưởng của ngài thuộc nhiều phương diện, khĩ thể mà tổng hợp thành một thuyết đồng nhất. Tức là, lúc đầu ngài được truyền thừa tư tưởng của Hữu bộ, sau kế thừa tư tưởng “Đại thừa A-lại-da duyên khởi” của ngài Vơ Trước. Ngài lại nĩi ra các thuyết như: “Chân Như Duyên Khởi”, “Thực Tướng Luận” và “Tịnh Độ

giáo” v.v... Khi cịn hưng long tư tưởng Tiểu thừa, ngài đã trước tác bộ “Câu Xá Luận”, hồn thành cho giáo nghĩa của Hữu bộ; khi ở địa hạt Đại thừa thì ngài trước tác các bộ luận để hồn thành giáo nghĩa Duy thức Phật giáo. Ngồi ra, những đặc sắc của ngài cũng đi song song với ngài Long Thọ. Nghĩa là, ngài Long Thọ là bậc hưng long Đại thừa Phật giáo ở thời đầu, thì ngài Thế Thân là bậc hưng long Đại thừa Phật giáo ở thời giữa. Ngài Long Thọ hưng long Đại thừa Phật giáo ở Nam Ấn, thì ngài Thế Thân ở Bắc Ấn. Ngài Long Thọ kế thừa về giáo lý của Đại Chúng bộ, thì ngài kế thừa giáo lý của hệ thống Thượng Tọa bộ. Ngài Long Thọ khởi xướng ra thuyết “Chư Pháp Thực Tướng Luận” thuộc tư tưởng “Khơng”, ngài Thế Thân khởi xướng ra tư tưởng “Chư pháp duyên khởi luận” thuộc tư tưởng “Hữu. Ngài Long Thọ phá tà hiển chính cực lực bài bác Tiểu thừa; ngài Thế Thân thì chủ trương tư tưởng bao dung.

Về giáo nghĩa của hai ngài Vơ Trước, Thế Thân như trên đã thuật, nhưng về tư tưởng căn bản đồng nhất của hai ngài đĩ là thuyết “A-lại-da duyên khởi”. Tức là hết thảy mọi pháp ở trong thế gian đều khơng ngồi tâm thức của con người mà cĩ, thuộc Duy tâm luận và cũng là thuyết “Vạn pháp duy thức luận”. Nhưng cái nguồn gốc năng hiện của mọi pháp lại là cái thức căn bản vẫn đầy đủ của con người, tức là “A-lại-da thức”. Vì vạn pháp đều y vào thức này mà xuất hiện, nên gọi là “A-lại-da duyên khởi”, gọi tắt là “Duyên khởi luận”.

---o0o---

CHƯƠNG THỨ NĂM. HAI HỆ THỐNG LỚN CỦA ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO GIÁO

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)