KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 114)

Kinh Đại Bát Niết Bàn được dịch sang chữ Hán cĩ hai bản là Bắc bản và Nam bản. Kinh Đại Bát Niết Bàn (40 quyển) do ngài Đàm Vơ Sấm dịch (42 TL) thuộc Bắc bản, và ngài Tuệ Nghiêm đính chính lại kinh đĩ chia thành 36 quyển gọi là Nam bản. Nội dung của hai bộ này thì giống nhau, nhưng khác nhau về lối hành văn và tên tác phẩm.

Kinh Đại Bát Niết Bàn tức là kinh “Đại Thừa Niết Bàn”. Kinh này được phát triển từ ở các kinh Tiểu Thừa Niết Bàn như “Du Hành kinh” v.v... nhưng về lập trương của đơi bên khơng giống nhau. Kinh Tiểu Thừa Niết Bàn chỉ là một tác phẩm ghi chép về sự sinh hoạt của Đức Thích Tơn ở tuổi vãn niên, nhưng kinh Đại Thừa Niết Bàn thì khơng ghi chép về sự thực đĩ mà chủ trương một giáo lý, một đường lối nhất định riêng.

Kinh Đại Thừa Niết Bàn, một mặt thì kế thừa tư tưởng “Khơng” của kinh Bát Nhã và giáo lý “Tâm tính bản tịnh” của Đại Chúng bộ; một mặt lại kế thừa tư tưởng “Nhất thừa” của kinh Pháp Hoa. Đặc sắc về giáo nghĩa của kinh này là “Pháp thân thường trụ”, “Hết thảy chúng sinh đều cĩ Phật tính” và “Xiển đề thành Phật”.

Sự nhập Niết-bàn của Phật Thích Ca chẳng qua chỉ là một thùy tích của Ứng hĩa thân, cịn bản tính của Ngài thì khơng cĩ quan hệ với lẽ sinh tử, Pháp thân của Ngài vẫn thường trụ khơng biến. Nhưng Pháp thân khơng phải chỉ riêng Đức Phật mới cĩ, mà tất cả chúng sinh cũng vẫn đầy đủ, vì chúng sinh bản lai vẫn cĩ Phật tính. Sở dĩ cĩ sự sai khác nhau giữa Phật và chúng sinh là do chỗ kết quả của sự tu hành và mê ngộ. Thơng thường mà nĩi, thì hết thảy chúng sinh đều được thành Phật, vì chúng sinh bản lai vẫn cĩ Phật tính chỉ trừ kẻ xiển đề (ichantika, kẻ khơng cĩ tín căn, hay đoạn mất thiện căn) là khơng được thành Phật, nhưng chủ trương của kinh này, nếu kẻ xiển đề biết hồi tâm, và trở lại được tín tâm thì cũng được thành Phật.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 114)