THẾ GIỚI QUAN

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 30 - 31)

Đức Thích Tơn, Ngài quan sát thế giới theo hai dạng thức khác nhau, tức là Hiện thực thế giới quan và Lý tưởng thế giới quan.

Hiện thực thế giới quan là thế giới sinh tử, mê vọng, khổ não; lý tưởng thế giới quan là thế giới Niết-bàn, thường trụ an lạc. Hai thế giới này được khu phân là căn cứ vào sự chi phối của nhân duyên cĩ hay khơng. Về hiện thực thế giới thì nương vào nhân duyên mà cĩ, nên là thế giới vơ thường (Aniccatà), cĩ sinh diệt biến hĩa, thuộc thế giới hữu vi (Samskrta); lý tưởng thế giới thì khơng bị nhân duyên chi phối, nên là thế giới thường trụ, khơng sinh diệt biến hĩa, thuộc thế giới vơ vi (Asamskrta).

Về thành phần để thành lập thế giới thì cĩ vật và tâm, và sự quan hệ giữa vật và tâm, hay là khơng phải vật và cũng khơng phải tâm, chia làm năm yếu tố, gọi là Ngũ uẩn (Pãnca skandàh). Uẩn cĩ nghĩa là tích tụ.

1. SẮC UẨN (rùpa skadha). - Tổng thể của vật chất, cĩ tính cách chướng ngại, trước hết là bốn nguyên tố Địa, Thủy, Hỏa, Phong, sau là do sự kết hợp của bốn nguyên tố thành ngũ quan là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và đối cảnh của ngũ quan là ngũ trần: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc.

2. THỌ UẨN (Vedanà skadha). - Sự cảm thụ của ngũ căn đối với ngũ trần sinh ra mọi cảm giác như khổ, sướng, vui, buồn...

3. TƯỞNG UẨN (Samjnã skadha). - Sự tưởng tượng và tư duy về hình dáng của sự vật, sau tác dụng của căn đối với cảnh.

4. HÀNH UẨN (Samskàra skadha). - Sự quan hệ tác dụng của tâm và tâm bất tương ứng hành, khởi ra mọi hành động thiện, ác.

5. THỨC UẨN (Vijgãna skadha). - Thức uẩn là tác dụng của tinh thần, để nhận thức và phân biệt mọi trạng thái của tâm đối với cảnh, tức là ý thức, bản thể của tâm.

Năm uẩn đều cĩ cái cơng năng tạo tác và kết hợp để thành lập thế giới. Vì nương vào sự kết hợp khác nhau, nên sinh ra thế giới hữu tình và vơ tình, thiên hình vạn trạng sai khác nhau. Sự kết hợp của ngũ uẩn thì khơng nhất định, nương vào nhân duyên mà kết hợp, cũng lại nương vào nhân duyên mà ly tán. Vì lý do kết hợp, ly tán, nên ước vào thời gian thì khơng thường trụ, ước vào khơng gian lại khơng cố định. Tĩm lại, về hiện tượng của thế giới hữu vi là biến hĩa vơ thường, nên gọi là Chư Hành Vơ Thường.

Chư hành vơ thường là chân tướng của thế giới hiện thực, là thế giới của sinh diệt biến hĩa, phủ nhận sự tồn tại của Ngã, là chủ tể duy nhất. Ngã chẳng qua chỉ là cái quá trình của sinh diệt biến hĩa, chỉ tạm thời tồn tại, ví như nước chảy, bọt nổi đều khơng cĩ thực thể. Như vậy, nếu ngã khơng cĩ thực thể, mà tưởng tượng là thực thể, thực hữu, thì chỉ là sự mê vọng, cho nên gọi là Chư Pháp Vơ Ngã.

Chúng sinh khơng biết, nhận thế giới là thường trụ, tưởng tượng là cĩ Ngã, chấp trước thành ngã tưởng, sinh ra mọi thứ Hoặc, tạo ra mọi thứ Nghiệp, gây ra mọi sự Khổ, nên gọi là Nhất Thiết Giai Khổ. Nếu biết được “chư hành vơ thường”, “chư pháp vơ ngã”, “nhất thiết giai khổ”, tức là đoạn diệt được mọi “Hoặc”, “Nghiệp”, “Khổ”, tới chốn Niết-bàn tịch tịnh.

Thế giới tuy chia ra hữu vi và vơ vi, khổ và vui, vơ thường và thường trụ, sinh tử và Niết-bàn, nhưng chỉ là nương vào sự cĩ Ngã tưởng hay khơng cĩ Ngã tưởng mà thành lập. Nếu khởi ra tâm cĩ Ngã tưởng, thì đồng thời cũng sinh ra hiện tượng giới của nhân duyên sinh diệt, gây thành thế giới hữu vi khổ não. Trái lại, nếu diệt được Ngã tưởng, thì đồng thời cũng giải thốt được cái quan hệ của nhân duyên sinh diệt tới cõi vơ vi an lạc. Vậy nên pháp Vơ Ngã Quán chiếm một địa vị trọng yếu trong Phật giáo.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)