GIÁO LÝ CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 139 - 141)

Giáo nghĩa của Lạt Ma giáo, thành phần gồm cĩ giáo nghĩa của Mật giáo Ấn Độ lấy làm chủ yếu, và thêm vào sự tín ngưỡng tập tục cổ truyền của dân

tộc, tức là tơn giáo “Bon”, một tơn giáo sùng bái thần linh, quỷ thần, đặc biệt tin sự bĩi tốn. Cổ lai dân tộc Tây Tạng rất tín ngưỡng tư tưởng hĩa thân, họ tin các vị Dalai Blama đời đời đều là những vị hĩa thân của Phật mà ra. Lúc đầu, ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sinh) đem Mật giáo từ Ấn Độ truyền vào Tây Tạng, hệ thống Mật giáo này thuộc phái “Kim Cương thừa Thời Luân Tơn” của Mật giáo Ấn Độ. Phái này vì kết hợp với phái Sakta (Tính lực phái) của Ấn Độ giáo, nên pha trộn nhiều tà nghĩa. Hệ thống Mật giáo ở Tây Tạng thuộc phái “Kim Cương thừa Thời Luân Tơn” này gọi là “Cựu giáo”, tức là “Hồng mạo phái”. Nhưng sau ngài Tson Kha Pa đứng ra cải cách lại lập thành “Tân giáo”, tức là “Hồng mạo phái”. Phái này vì dung hịa cả giáo lý của Hiển giáo và Mật giáo, nên lại gọi là “Hiển Mật tương quan giáo”.

Hiển giáo, phổ thơng gọi là Đại thừa Phật giáo, và cịn gọi là “Ba la mật thừa”. Hiển giáo chia ra làm ba bậc là “Tiểu trượng phụ đạo”, “Trung trượng phụ đạo” và “Đại trượng phụ đạo”. Tiểu trượng phụ đạo thì nương vào lý nhân quả mà tu hành để cầu lấy quả lành ở vị lai, tương đương với Tiểu thừa Phật giáo. Trung trượng phụ đạo thì quán tưởng lý Tứ đế, để mong đạt tới đích Niết-bàn, tương đương với Tiểu thừa Chung giáo. Đại trượng phụ đạo thì phải phát tâm đại Bồ-đề để tế độ chúng sanh và tu theo hạnh Lục độ để cầu đạo đại Bồ-đề, tương đương với Đại thừa Bồ-tát. Ba la mật thừa thì chú trọng vào phép tu Bát nhã ba-la-mật. Muốn hồn thành phép tu này cần phải tu mơn chỉ quán. Tới khi phép tu chỉ quán đã thành tựu, tức là chứng được đạo đại Bồ-đề.

Mật giáo của Tây Tạng thuộc hệ thống “Kim Cương thừa Thời Luân Tơn”, hay gọi là phái Tantra. Tantra cĩ chia ra nhiều phép tắc về cách tu trì để đạt tới cảnh giới “Đại lạc”. Muốn đạt tới cảnh giới này cần phải tu theo năm giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là “Tam ma da giới”, nghĩa là tự mình phát tâm Bồ-đề để ngự chế ba nghiệp thân, khẩu, ý. Thứ hai là “Quán đỉnh”, nghĩa là Sư trưởng lấy nước pháp cam lộ dội lên đầu đệ tử để trao truyền cho tư cách là một hành giả của bí mật giới. Hai giai đoạn này là lối dự bị cho phép tu, nên gọi là “Nhân tướng”. Giai đoạn thứ ba là “Tu pháp”, nghĩa là phải tu các pháp như: Gia trì, tụng niệm, tu thiện v.v...; kiến lập Mandala để khuyến thỉnh chư Phật Bồ-tát, và phải quán tưởng Mandala với tự mình đều bình đẳng khơng hai tướng. Giai đoạn thứ tư là “Quán pháp”, nghĩa là người hành giả phải luơn luơn trụ ở phép quán Du-già (Thiền định) để tu luyện. Hai giai đoạn này thuộc bản chất của lối tu nên gọi là “Tính tướng”. Giai đoạn thứ

năm là “Đắc quả”, tức là sự tu hành đã tới chỗ cứu cánh viên mãn, hiện thân được thành Phật nên gọi là “Quả tướng”.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 139 - 141)