CÁC BẬC LUẬN SƯ THUỘC HỆ THỐNG DUYÊN KHỞI LUẬN

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 122 - 124)

Ngài Vơ Trước và Thế Thân khởi xướng ra thuyết “A-lại-da duyên khởi” và tổ chức thành một hệ thống Duy thức Phật giáo. Hệ thống này được truyền bá hầu khắp Ấn Độ, đứng ngang hàng với hệ thống “Thực Tướng luận” của ngài Long Thọ, là hai hệ thống lớn cĩ thế lực nhất của Phật giáo Ấn Độ lúc đương thời. Từ khoảng ngài Thế Thân nhập tịch cho đến thế kỷ thứ VI, trong một khoảng thời gian 200 năm, cĩ rất nhiều các bậc Luận sư thuộc hệ thống “Duyên Khởi luận” tiếp tục ra đời. Theo thứ tự mà kể, thì sau thời đại ngài Thế Thân một chút, cĩ ngài Thân Thắng (Bandhusrì) và Hỏa Biện (Citrabhàna) ra đời. Ngài Thân Thắng thì lược thích bộ “Duy Thức Nhị Thập Tụng”, rất tài về phần cấu tạo ý tưởng; ngài Hỏa Biện cũng chú thích bộ luận kể trên, lại rất khéo về lối hành văn. Tiếp sau là ngài Đức Tuệ (Gunamati), người Nam Ấn, trước tác bộ “Tùy Tướng luận” (1 quyển), ngài Chân Đế dịch. Bậc Luận sư nổi tiếng, cũng người Nam Ấn xuất hiện, đĩ là ngài Trần Na (Dignàga, hay Nahàdignàga) hồn thành về mơn học “Nhân

minh nhập chánh lý luận” và tuyên dương về “A-lại-da Duyên Khởi luận”. Ở thế kỷ thứ VI, cĩ ngài An Tuệ (Sthiramati, đệ tử ngài Đức Tuệ) chú thích bộ “Duy Thức Tam Thập Tụng” và trước tác các bộ như “Đại Thừa Trung Quán Thích Luận” (9 quyển), “Đại Thừa Quảng Ngũ Uẩn Luận” (1 quyển), “Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận” (16 quyển), để tuyên dương giáo nghĩa Duy thức. Ngài Nan Đà (Nanda) xướng ra thuyết “Chủng tử”, ngài Tịnh Nguyệt (Suddhacandra) chú thích bộ “Tập Luận”, ngài Hộ Nguyệt chú thích bộ “Trung Biện Luận” v.v...

Các bậc Luận sư kể trên đều là những vị tuyên dương giáo nghĩa Duy thức, nhưng về tư tưởng của các ngài cĩ đơi chút khác nhau. Thí dụ, như sự thành lập về nhận thức của thuyết “A-lại-da duyên khởi”, ngài An Tuệ chủ trương chỉ duy cĩ “Tự chứng phận” làm tác dụng nhận thức của tâm thức là cĩ thực thể, cịn “Tướng phận” và “Kiến phận” thì khơng cĩ thực thể. Trái lại, các ngài Thân Thắng, Nan Đà, Đức Tuệ, Tịnh Nguyệt đều chỉ thành lập cĩ hai phận là “Tướng phận” và “Kiến phận”; ngài Hỏa Biện, Trần Na thì chủ trương cả ba phận đều cĩ thực thể.

Về thuyết “Chủng tử”, ngài Nan Đà chủ trương chủng tử chỉ cĩ phần tân huân mà khơng cĩ phần bản hữu, nên trong Duy thức gọi ngài là “Duy tân huân gia”. Trái lại, ngài Hộ Nguyệt chủ trương chủng tử chỉ cĩ phần bản hữu, cịn phần tân huân chủng tử là sự phát triển về ngoại duyên của bản hữu chủng tử, nên trong Duy thức gọi ngài là “Duy bản hữu gia”. Tới ngài Hộ Pháp (Dharmapàla), ngài dung hịa tất cả các thuyết sai khác nhau, mà lập thành một hệ thống duy nhất của Duy thức Phật giáo.

Sau ngài Hộ Pháp, cĩ các ngài Giới Hiền (Silabhadra), Tối Thắng Tử (Jinaputra), Thắng Hữu (Visesamitra), Trí Nguyệt (Jnànàcandra) và Thân Quang v.v... xuất hiện. Ở đầu thế kỷ thứ VII, khi ngài Huyền Trang qua Ấn Độ, ngài Giới Hiền đã hơn 100 tuổi già, ngài đem pháp mơn Duy thức truyền cho ngài Huyền Trang. Ngài Tối Thắng Tử chú thích bộ “Du Già Luận”. Ngài Thân Quang trước tác bộ “Phật Địa Kinh Luận” (7 quyển). Trong số các bậc Luận sư như trên đã thuật, thì các ngài Thân Thắng, Hỏa Biện, Đức Tuệ, An Tuệ, Nan Đà, Tịnh Nguyệt, Hộ Pháp, Thắng Hữu, Tối Thắng Tử, Trí Nguyệt được gọi là mười bậc đại Luận sư của Duy thức. Ngài Huyền Trang liền đem tập trung tất cả các giáo nghĩa của mười bậc Luận sư kể trên mà dịch thành bộ “Thành Duy Thức Luận” (10 quyển), nhưng ngài lấy giáo nghĩa của ngài Hộ Pháp làm phần chính, cịn giáo nghĩa của chín bậc Luận sư khác chỉ là phần phụ thuộc.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)