LƯỢC TRUYỆN VÀ TRƯỚC TÁC CỦA NGÀI VƠ TRƯỚC

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 116 - 118)

Sau ngài Long Thọ xuất thế hơn một trăm năm, thì cĩ hai bậc đại học giả trong Phật giáo ra đời, đĩ là ngài Vơ Trước và Thế Thân. Ngài Vơ Trước (Asanga) sinh ở khoảng cuối thế kỷ thứ IV TL, tại thành Purusapura (Bá Lộ Sa), thuộc nước Gandhàra (Kiều Đà La), Bắc Ấn, giịng dõi Bà-la-mơn. Thân phụ là Kausika (Kiều Thi Ca), thân mẫu là Virinci (Tỷ Lân Trì). Trong ba anh em, ngài là anh cả, ngài Thế Thân (Vasubandhu) là em lớn, và Virincivaisa (Tỷ Lân Trì Tử) là em út, cả ba anh em đều đầu Phật xuất gia.

Ngài Vơ Trước lúc đầu tin theo Bà La Mơn giáo, sau bỏ Bà La Mơn giáo đi xuất gia, học tập giáo lý Tiểu thừa thuộc Hữu bộ. Nhưng vì khơng mãn nguyện với giáo lý Tiểu thừa, ngài lại chuyển sang nghiên cứu kinh điển của Đại thừa Phật giáo.

Tương truyền, ngài dùng sức thần thơng lên cung trời Đâu Suất (Tusit) để nghe Bồ-tát Di Lặc (Maitreya) giảng giáo lý Đại thừa. Sau khi nghe giảng xong, ngài lại thỉnh Bồ-tát giáng xuống hạ giới, ngự tại một giảng đường thuộc nước Ayodhyà (A Du Đà), Trung Ấn. Trong một khoảng thời gian 4 tháng, cứ về ban đêm thì ngài nghe Bồ-tát thuyết pháp, ban ngày ngài lại đem những điều đã nghe được giảng lại cho đại chúng. Nơi trung tâm hưng long Đại thừa Phật giáo của ngài là nước Ayodhyà, nước Magadhà (Ma Kiệt Đà). Ngài thọ 75 tuổi.

Phần trước tác của ngài thì quan hệ mật thiết với phần trước tác của Bồ-tát Di Lặc. Tuy vậy, nhưng phần trước tác của Bồ-tát Di Lặc thì khơng độc lập thành một hệ thống giáo học riêng mà chỉ là phụ thuộc vào trước tác của ngài. Ngài trước tác rất nhiều tác phẩm, nhưng những tác phẩm được dịch sang chữ Hán chỉ thấy cĩ các bộ như sau:

---o0o---

PHẦN TRƯỚC TÁC CỦA NGÀI DI LẶC:

1. “Du Già Sư Địa Luận” (100 quyển), (Yogàcàrya bhùmi sàstra), ngài Huyền Trang dịch.

2. “Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận” (Mahàyànalankàra sàstra) bản tụng, ngài Ba La Ba Mật Đa La dịch.

3. “Thập Địa Kinh Luận” (Dasabhùmikà sùtra sàstra) bản tụng, ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch.

4. “Trung Biên Phân Biệt Luận” (Madhyàntavibhàga sàstra) 2 quyển, ngài Chân Đế dịch.

---o0o---

5. “Hiển Dương Thánh Giáo Luận” (Prakaranàryavàca sàstra) 20 quyển, ngài Huyền Trang dịch.

6. “Nhiếp Đại Thừa Luận” (Mahàyànàsamparigraha s.) 3 quyển, ngài Chân Đế dịch.

7. “Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Luận” (Mahàyànàbhidharma sangìti s.) 7 quyển, ngài Huyền Trang dịch.

8. “Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh Luận” (Vajraprajnà pàramità sùtra sàstra) 3 quyển, ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch.

9. “Thuận Trung Luận” 2 quyển, ngài Bát Nhã Lưu Chi dịch.

Trong các bộ luận kể trên, “Du Già Sư Địa Luận” thì bàn về tư tưởng “A-lại- da duyên khởi”, là bộ luận căn bản của Du-già, Duy thức Phật giáo. “Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận” chủ trương Đại thừa do Phật thuyết, và bàn về sự phát tâm tu hành “Đệ nhất nghĩa tướng” của Đại thừa. “Thập Địa Kinh Luận” giải thích về phẩm Thập Địa trong kinh Hoa Nghiêm và bàn về lý “Chân như duyên khởi”. “Trung Biên Phân Biệt Luận” nĩi về thuyết “Trung đạo” và lý “Tâm tính bản tịnh”, Tứ đế, Bát chánh đạo v.v... “Hiển Dương Thánh Giáo Luận” bàn về yếu lĩnh của “Du Già Sư Địa Luận” và giáo nghĩa của Du-già, Duy thức. “Nhiếp Đại Thừa Luận”, bộ luận y cứ của Nhiếp Luận Tơn và Pháp Tướng Tơn, lý luận về giáo nghĩa của Đại thừa hơn Tiểu thừa, vì cĩ mười “Thắng tướng”. Trong mười Thắng tướng, ba tướng đầu bàn về A-lại-da thức, 3 tính và Duy thức quán, bảy tướng sau nĩi rõ phép thực tiễn tu hành và chứng quả. Thuyết trung tâm của bộ luận này là “A-lại- da duyên khởi”. “Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Luận” bàn về các pháp như: Uẩn, xứ, giới, chủng tử, tứ đế, thắng nghĩa ngã. “Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh Luận” giải thích ý nghĩa kinh “Kim Cương”. “Thuận Trung Luận” giải thích nghĩa Trung Luận của ngài Long Thọ.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)