SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO NGHĨA CỦA HỮU BỘ

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 88 - 89)

Giáo nghĩa của Hữu bộ lúc đầu thì nương vào bộ “A Tỳ Đạt Ma Phát Trí Luận” (Abhidharma nànaprasthàna) do ngài Kàtyàyana (Ca Đa Diên Ni Tử) soạn thuật làm cơ sở, sau lại nương theo bộ này mà soạn ra bộ “A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận” (Abhidharma Mahà Vi Bhàsa sastra). Sau khi bộ Đại Tỳ Bà Sa Luận đã được biên soạn, thì giáo nghĩa của Hữu bộ trở nên cố định, ngừng phát triển. Nhưng sau bị sự cơng kích của các vị Đại luận sư của Đại thừa Phật giáo là Long Thọ và Đề Bà, vì phản ứng này, nên Tiểu thừa Phật giáo cũng thức tỉnh. Trước hết, các bậc Luận sư của Hữu bộ hết sức chỉnh đốn lại giáo nghĩa của nội bộ. Như ngài Sìtapàni (Thi Đề Bàn Ni) soạn thuật bộ “Đề Bà Sa Luận” (14 quyển); ngài Dharmasri (Pháp Thắng) soạn thuật bộ “A Tỳ Đàm Tâm Luận” (Abhidharmahrdaya sastra, 4 quyển), hai bộ luận này đều là những bộ y cứ của Hữu bộ. Sau đĩ ngài Upasànta (Ưu Bà Phiên Đà) sáng tác bộ “A Tỳ Đàm Tâm Luận Kinh”

(Abhidharmahrdayasastra sutra, 6 quyển); ngài Dharmaràta (Đạt Ma Đà La) trước tác bộ “Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận” (11 quyển). Tất cả những bộ luận trên đều cùng chung một mục đích là phát huy cái chân giáo nghĩa của Hữu bộ. Về niên đại xuất thế của các vị luận sư kể trên thì ở khoảng đầu thế kỷ thứ II đến cuối thế kỷ thứ IV.

Đến khoảng thế kỷ thứ V, ngài Skandila (Tắc Kiền Địa La) lại trước thuật bộ “Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận” (Abhidharmàvatàra sastra, 2 quyển); ngài Thế Thân trước tác bộ “A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận” (Abhidharma-losasastra, 30 quyển). Luận Câu Xá cĩ mục đích để cải thiện giáo nghĩa của Hữu bộ. Nhưng ngài Samghabhadra (Tăng Già Bạt Đà La, đệ tử ngài Skandila) lại phản đối về giáo nghĩa của Câu Xá Luận, nên ngài lại soạn ra bộ “A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận” (Abhidharma Samayapradìpika sastra, 80 quyển) và bộ “A Tỳ Đạt Ma Hiển Tơn Luận” (Abhidharma Samayapradìpika sastra, 4 quyển).

Nhưng “Câu Xá Luận” của ngài Thế Thân sau khi ra đời thì chiếm phần ưu thế về giáo nghĩa của Hữu bộ, nên, nếu các nhà học giả muốn nghiên cứu về giáo lý của Hữu bộ, chỉ nghiên cứu về “Câu Xá Luận” là đầy đủ. Cịn hai bộ luận của ngài Samghabhadra soạn, chủ trương để phản kháng lại bộ “Câu Xá Luận”, trái lại, lại được coi là phản bội về giáo nghĩa của Hữu bộ. Vì thế nên đời sau gọi ngài Thế Thân là nhà luận giả của “Tân Bà Sa”.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)