PHẬT GIÁO BẮT ĐẦU TRUYỀN VÀO TÂY TẠNG

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 135 - 136)

Tương truyền, Phật giáo bắt đầu truyền vào Tây Tạng đã từ ở khoảng giữa thế kỷ thứ III, nhưng Phật giáo chính thức được truyền vào là ở thời đại vua Sron Btsan Sgampo (569-650). Trong thời đại này, nhà vua đã phái khiển Sứ Tiết thân thiện đi các nước, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, và đĩn tiếp văn hĩa của nhà Đường và Bắc Ấn, nên văn hĩa của Phật giáo cũng được truyền vào. Đặc biệt là vương nữ nước Népal và cơng chúa Văn Thành nhà Đường được mời tới Tây Tạng, đều là những người tin theo Phật giáo. Sau, nhà vua lại đĩn các vị cao Tăng của nhà Đường và Ấn Độ tới, để phiên dịch kinh điển Phật giáo sang tiếng Tây Tạng, Phật giáo Tây Tạng được bắt nguồn tiến triển từ đấy.

Sau thời đại vua Sron Btsan Sgampo ước hơn 100 năm, cĩ vua Khri Lde Btsan (755-781) ra đời. Trong thời đại vua này thì Mật giáo cũng được truyền vào. Nhà vua rất hâm mộ Phật giáo, sai sứ thần tới Ấn Độ cầu thỉnh kinh điển, và đĩn ngài Sàntaraksita (Tịch Hộ) tới Tây Tạng. Vua lại tự phát tâm thọ giới Bồ-tát ở ngài Sàntaraksita. Sau, vua nghe lời khuyên của ngài Sàntaraksita, thỉnh được ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sinh), tới để truyền bá Mật giáo ở Tây Tạng. Ngài Padmasambhava là bậc đại học giả của phái “Kim Cương thừa” Mật giáo Ấn Độ. Sau khi tới Tây Tạng, ngài hết sức truyền bá tư tưởng Mật giáo ở đĩ. Vua cịn kiến thiết ngơi chùa Bsamyus để làm nơi phiên dịch kinh điển Phật giáo sang tiếng Tây Tạng. Ngơi chùa này phỏng theo kiểu mẫu của Vikramasila của Ấn Độ, tồn cảnh ngơi chùa này cấu tạo thành một đồ hình Đại Mandala và cứ tiếp tục như vậy, mỗi thời đại mỗi nhiều các bậc cao Tăng từ Ấn Độ tới, rồi di chuyển tồn thể Phật giáo từ Ấn Độ vào Tây Tạng.

Tới thời đại vua Ralpacan (814-836) ra đời, vua là người rất nhiệt thành với cơng cuộc chấn hưng Phật giáo. Cơng việc vĩ đại nhất của vua là việc ủng hộ sự nghiệp phiên dịch kinh điển. Nghĩa là tất cả những kinh điển đã dịch thuộc cựu dịch thì đều được dịch lại và đính chính, nên lần phiên dịch ở thời đại này gọi làl tân dịch. Bộ Đại tạng kinh của Tây Tạng hiện nay cũng đều căn cứ vào sự nghiệp phiên dịch ở thời đại này mà hồn thành. Tới thời đại vua Clandarma, vua là người khơng tin theo Phật giáo, lại cịn tìm nhiều cách phá hoại. Phật giáo Tây Tạng một thời đã lâm vào mối nguy cơ diệt vong. Sau vua Clandarma bị ám sát, trong nước bị phân liệt, nên Phật giáo

cũng khơng thể phục hưng được một cách dễ dàng. Theo sự khu phân của lịch sử Phật giáo Tây Tạng, thì từ đời vua Clandarma trở về trước gọi là thời kỳ sơ truyền, từ thời vua đĩ trở về sau gọi là thời kỳ hậu truyền.

Từ thời vua Clandarma trở về sau, Phật giáo Tây Tạng dần dần được phát triển trên ba phương diện là Giới luật, Hiển giáo và Mật giáo. Đặc biệt về Mật giáo, sau khi ngài Rin-chèn-brán-po qua Népal học được Mật giáo đem về nước, và phiên dịch được nhiều “Nghi quỹ” của Mật giáo, làm cho Mật giáo được phát triển ở Tây Tạng, nên gọi là thời đại tân Mật giáo.

Lại ở thời đại vua Ysses Hod thuộc địa phương Tây bộ Tây Tạng, vua thỉnh được ngài Atìsa (980-1055) từ Ấn Độ tới. Ngài Atìsa xuất thân từ một vương tộc ở Trung Ấn, 29 tuổi đi xuất gia, và đã từng làm chức Thủ tọa tại ngơi chùa Vikramasilà, Trung Ấn. Ngài là một bậc học tượng nổi tiếng lúc đương thời. Sau khi tới Tây Tạng, ngài tích cực hoằng dương Mật giáo. Nhưng vì hệ thống Mật giáo của ngài thuộc Thời luân giáo của phái “Kim Cương thừa” nên cĩ nhiều lối tác pháp kỳ quái. Sau 16 năm truyền đạo ở các địa vực Tây Tạng, rồi ngài mất tại đĩ. Sau khi ngài mất, người kế tiếp về giáo lý của ngài gọi là phái Bkàhgdams pa. Về sau, phái này lại chia thành nhiều phái khác nhau như: Atisa, Nin Ma Pa, Kadan Pa, Sa Skya Pa và Kargýt Pa v.v... đều chủ trương dung hịa cả Hiển giáo và Mật giáo, nhưng màu sắc của Mật giáo mạnh hơn.

Khi vua Thế Tổ nhà Nguyên đem quân tiến vào chiếm Tây Tạng, và bắt được ngài Pags Pa (Phát Tư Ba) thuộc phái Sa Skya Pa đem về Mơng Cổ. Và Lạt Ma giáo được truyền vào Mơng Cổ bắt đầu từ đĩ.

Ngài Pags Pa được vua Thế Tổ rất mến phục, sau lại đưa ngài về Tây Tạng ủy thác cho chủ quyền cai trị. Vì thế nên vương triều Sa Skya Pa được thành lập. Vương triều này nắm giữ cả hai quyền hành là chính trị và tơn giáo. Trong vương triều này lại cĩ ngài Mi La Ras Pa (1038-1120) xuất hiện. Ngài là một vị đạt tới chỗ bí mật của Mật giáo, trở thành một nhà thần bí, đồng thời ngài cịn là một thi nhân, thơ của ngài hãy cịn được nhiều người đọc ở hiện nay.

---o0o---

Một phần của tài liệu LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)