xuất kinh doanh khi Nhà nƣớc thu hồi đất
Những khó khăn, bất cập trong quá trình thu hồi đất đặt ra một yêu cầu bức thiết là những chế định pháp luật cần phải được nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa sao cho nguyên tắc “lấy dân làm gốc” luôn được xem xét và đưa lên hàng đầu trong mọi chiến lược phát triển đất nước. Qua quá trình tìm hiểu những bất cập và nguyên nhân dẫn đến bất cập của công tác bồi thường, hỗ trợ cho CSSXKD, người viết đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:
3.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường tiền bồi thường
Với những khó khăn, bất cập và những nguyên nhân được người viết trình bày chi tiết ở các phần trên, người viết đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc xác định giá đất cụ thể trong trường hợp thuê Tổ chức có chức năng tư vấn và xác định giá đất như sau:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP với nội dung: “Việc lựa chọn Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất cụ thể dựa trên sự đồng thuận giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ sở sản xuất kinh doanh có đất bị thu hồi”.
Thứ hai, pháp luật đất đai nên có quy định “ràng buộc việc sử dụng kết quả trong Chứng thư định giá đất để đưa ra giá đất cụ thể cho từng dự án”.
3.2. Bổ sung các quy định về bồi thường tài sản gắn liền với đất
Bổ sung vào Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về mức bồi thường tối thiểu đối với nhà, công trình xây dựng bị phá dỡ. Trước đây, Điều 17 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP có quy định tổng mức bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất không lớn hơn 100% và tối thiểu không nhỏ hơn 60% giá trị của nhà, công trình tính theo giá xây dựng mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình đã phá dỡ. Hiện nay, các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM vẫn áp dụng mức bồi thường tối thiểu là 60%, quy định này đã giới hạn lại phạm vi bồi thường, với mức thấp nhất là 60%. Theo người viết, việc Nhà nước quy định mức bồi thường tối thiểu trên mức trung bình như thế này, góp phần bảo vệ lợi ích cho các cơ sở có nhà hay công trình được xây dựng cách
96
đây khá lâu. Hiện nay, Chính phủ đã bỏ quy định mức bồi thường tối thiểu, điều này gây
thiệt hại rất lớn cho CSSXKD ở các địa phương. Do đó, người viết đề xuất: bổ sung vào
Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về mức bồi thường tối thiểu đối với nhà, công trình xây dựng bị phá dỡ bằng 60% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình xây dựng có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.
Bên cạnh đó, Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP cần bổ sung thêm quy định về
cách thức xác định tỷ lệ % chất lượng còn lại của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại; đồng thời, giao nhiệm vụ xác định tỷ lệ % chất lượng còn lại của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này.
3.3. Bổ sung các quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm
Pháp luật đất đai cần bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trong việc đào tạo và giải quyết việc làm cho cơ sở sản xuất kinh
doanh. Theo người viết, để hình thức hỗ trợ này được áp dụng đúng đối tượng, Quyết định số
63/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phải bổ sung thêm khoản 5 vào Điều 8 với nội dung như sau:
“5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Thu thập ý kiến, lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
b) Tham mưu cho UBND cấp tỉnh về mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ cho phù hợp tình hình thực tế.
c) Tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm theo sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh.
d) Liên kết với các đơn vị có chức năng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; Xây dựng danh mục các ngành nghề thuộc phạm vi liên kết đào tạo giữa chính quyền địa phương với các đơn vị có chức năng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm có năng lực”.
Quy định trên không những xác định rõ trách nhiệm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội mà còn góp phần hạn chế trường hợp các cơ sở đủ điều kiện về chủ thể nhưng thực sự không có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm mà lại muốn nhận hỗ trợ của Nhà nước và sử dụng số tiền này không đúng mục đích mà Nhà nước đã hỗ trợ.
Mặt khác, để các CSSXKD nhận được sự hỗ trợ đúng với bản chất của nó, Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ cần phải sửa đổi, bổ sung về hình thức
97
hỗ trợ, thay vì chỉ hỗ trợ bằng tiền một lần như hiện nay, người viết đề xuất nên sửa đổi, bổ sung quy định này như sau:
“Một là,nếu cơ sở sản xuất kinh doanh có đất bị thu hồi có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo một trong các ngành nghề thuộc danh mục nằm trong phạm vi liên kết đào tạo giữa chính quyền địa phương với các đơn vị có chức năng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm thì được hỗ trợ bằng hình thức được đăng ký tham gia các khóa đào tạo do chính quyền địa phương tổ chức, mọi chi phí cho khóa đào tạo sẽ do chính quyền địa phương trực tiếp chi trả với đơn vị có chức năng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.
Hai là, nếu cơ sở sản xuất kinh doanh có đất bị thu hồi có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhưng ngành nghề được đào tạo không nằm trong danh mục thuộc phạm vi liên kết đào tạo giữa chính quyền địa phương với các đơn vị có chức năng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm thì được hỗ trợ bằng tiền một lần”.
Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm quy định ràng buộc trách nhiệm của cơ sở có đất bị
thu hồi trong việc sử dụng tiền hỗ trợ đúng mục đích với nội dung như sau:
“Trong thời hạn 06 tháng, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đến Sở Lao động- Thương binh và Xã hội ở địa phương xác nhận đã tham gia các khóa đào tạo ở các đơn vị đào tạo nghề cụ thể kèm theo biên lai hay giấy xác nhận đã đóng học phí cho các khóa đào tạo, nếu không thì Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ở địa phương sẽ thu hồi lại khoản tiền hỗ trợ này”.
Về việc hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, người viết đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định
về hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ cho phù hợp với Điều 84 Luật đất đai năm 2013 như sau:
“Một là, đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở, nếu có nhu cầu sẽ được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, không bắt buộc phải thuộc đối tượng tham gia các khóa đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo Quyết định số 63/2015/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ.
Hai là, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chuyển giao thông tin, hồ sơ các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi cho Ngân hàng Chính sách Xã hội ở địa phương xem xét, để tổ chức việc cho vay theo khoản 3 Điều 8 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg”.
98
3.4. Bổ sung quy định hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc cho người lao động không có hợp đồng lao động có hợp đồng lao động
Khoản 6 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP có quy định: người lao động được CSSXKD thuê theo hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động nhưng thời gian trợ cấp không quá 06 tháng. Người viết nhận thấy đã gọi là hỗ trợ thì cho dù có hợp đồng hay không có hợp đồng lao động pháp luật cũng nên xem xét hỗ trợ. Với lý do đó, người viết đề xuất bổ sung vào khoản 6 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP nội dung sau:
“Người lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nếu không có hợp đồng lao động thì chỉ được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động nhưng thời gian trợ cấp không quá 03 tháng”.
4. Kết luận
Cơ sở sản xuất kinh doanh là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong quá trình hội nhập. Với vai trò quan trọng này, Nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cơ sở sản xuất kinh doanh khi thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế. Qua quá trình nghiên cứu, người viết nhận thấy: các quy định bồi thường, hỗ trợ cho cơ sở sản xuất kinh doanh đang tồn tại nhiều khó khăn, bất cập, điển hình là: (1) khó khăn trong trường hợp thuê Tổ chức có chức năng tư vấn và xác định giá đất và việc áp dụng kết quả định giá đất của Tổ chức này; (2) pháp luật quy định bồi thường tài sản gắn liền với đất nhưng không hướng dẫn cách thức xác định cụ thể; (3) khó khăn khi thực hiện các quy định hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc cho người lao động không có hợp đồng lao động, hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi...
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và giải quyết những khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ cho đối tượng là các cơ sở sản xuất kinh doanh, việc tìm hiểu những khó khăn trên là cơ sở để người viết tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp cụ thể. Người viết mong rằng bản thân đã có những phát hiện và những đóng góp đúng chỗ, góp phần bảo vệ quyền lợi cho cơ sở sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế.
99
Tài liệu tham khảo
1. Luật đất đai năm 2013.
2. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá
đất.
3. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
4. Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg, ngày 10/12/2015 của Thủ tướng chính phủ về
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
5. Đăng Tuyên, Thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, Tạp chí
Tài nguyên và Môi trường, số (02): 29, 2013.
6. Lê Ngọc Thạnh, Hỗ trợ, bồi thường cho tổ chức kinh tế, người lao động trong
trường hợp Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 21 (131): 23 – 24, 2011.
7. Phạm Văn Võ, Vấn đề hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật đất đai năm
2013, Tạp chí Luật học, số (01): 65, 2015.
8. Phan Trung Hiền, Hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23 (232): 26 – 30, 2012.
9. Phan Trung Hiền, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Nhìn từ phía người dân có đất
bị thu hồi trên địa bàn Cần Thơ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11 (243): 45 – 51, 2013.
10. Trần Quang Huy, Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí Luật học,
100