5. Thực trạng pháp luật về cƣỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc ở Việt Nam hiện nay
5.2. Vấn đề thành lập ban cƣỡng chế kiểm đếm bắt buộc
Các bước phân định thẩm thực hiện quyết định kiểm đếm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu việc phân chia trình tự, trách nhiệm chặt chẽ, rõ ràng, công khai, minh bạch là một trong những tiền đề góp phần thành công cho công tác giải phóng mặt bằng. Theo đó, khoản 3 Điều 70 Luật đất đai năm 2013 quy định cơ sở pháp lý cho chủ tịch UBND cấp huyện trong thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, nhằm hạn chế sự tùy tiện trong tổ chức thực hiện như trước đây.
Bên cạnh đó, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ra đời nhằm cụ thể hóa thành phần ban cưỡng chế. Tuy nhiên, có thể nhận thấy trong Nghị định này chỉ điều chỉnh thành phần ban cưỡng chế thu hồi đất, mà quên đi những đặt định liên quan đến thành phần ban cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm. Về mặt nguyên tắc hai quy trình cưỡng chế này đều đồng nhất về mặt tính chất, nên đa phần các văn bản thể chế của địa phương
84
cũng đang “vay mượn” quy trình này áp dụng cho thành phần ban thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc. Cụ thể:
(i) Chủ tịch hoặc phó chủ chủ tịch UBND cấp huyện là trưởng ban.
(ii) Các thành viên gồm đại các cơ quan tài chính, tài nguyên môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện; Mặt trận Tổ quốc cấp xã; tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, UBND cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.
Suy xét cho cùng, xung quanh quy định liên quan đến thành phần ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc cần làm rõ một số vấn đề sau đây:
Một là, về mặt ngôn ngữ, thuật ngữ “thành viên” là chưa phù hợp, trường hợp này phải dùng cụm “ủy viên”. Trên thực tế, các quyết định cưỡng chế của địa phương đều xác định các cơ quan theo quy định là Ủy viên; với thành viên khác sử dụng cụm từ mời cơ quan, tổ chức, đoàn thể....làm thành viên. Một số ủy viên khác thông thường là các tổ chức chính trị- xã hội cấp huyện; cơ quan y tế; công ty thi công công trình, san lấp mặt bằng....Như đã trình bày, với các hình thức cưỡng chế thi hành án dân sự và cưỡng chế quyết định hành chính do bộ phận chuyên trách tham gia đảm nhiệm, thể hiện vai trò, trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình tham gia cưỡng chế. Do đó, thiết nghĩ nhẳm đảm bảo tính công khai, dân chủ, khách quan, tại địa phương cần nên thiết lập Ban cưỡng chế như cưỡng chế thu hồi đất. Đồng thời, mời thêm một số thành phần khác để chứng kiến như (i) Đại diện các Hội, đoàn thể mà người bị cưỡng chế là thành viên hội (ii) Tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng khu vực nơi có đất thu hồi (iii) Hai người làm chứng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã giới thiệu. Từ vấn đề trên sẽ chuyên môn hóa công tác cưỡng chế nói chung và cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc nói riêng, tránh được những xung đột,
phản kháng từ người có đất bị thu hồi.15
Hai là, mặc dù tại khoản 3 Điều 70 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.”. Nhưng Nghị định của Chính
phủ lại cho phép Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện là trưởng ban.16 Do vậy,
15 Phan Trung Hiền - Huỳnh Thanh Toàn, Hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 12(364) (tháng 6/2018), tr.72 an ninh, phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 12(364) (tháng 6/2018), tr.72 16 Điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013
85
trên thực tiễn, hầu hết việc tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đều thuộc về Phó chủ tịch UBND cấp huyện với vai trò trưởng ban.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật không trực tiếp quy định thành phần tham gia thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, song thông qua biểu mẫu các quyết định này tại Thông tư 30/2014/TT-BTNMT thành phần này bao gồm: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và các đơn vị có liên quan. Tuy nhiên, khi đối sánh vấn đề thành phần ban cưỡng chế được thiết định tại địa phương tồn tại nhiều quan điểm trái lập nhau. Đơn cử, Quyết định 3467/QĐ-UBND thành phố Hải Dương ban hành ngày 19/8/2018 thành phần ban cưỡng chế kiểm đếm quy tụ 20 thành viên trong đó bao hàm giám đốc điện lực thành phố, giám đốc bệnh viện đa khoa thành phố, viện kiểm sát nhân dân thành phố... gây nhiều tranh luận trong cộng đồng. Bởi trong các quy định của Luật Đất đai cũng như các quy định pháp luật khác không tồn tại quy định cho phép cán bộ, công chức kiểm sát là “thành viên” Ban Cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc. Khi đối chiếu với
chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân “là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp” (khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân) thì vấn đề còn “vênh” ở nhiều điểm. Bởi trong trường hợp cấp có thẩm quyền cho phép đại diện của Viện Kiểm sát làm thành viên Ban Thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, thì trách nhiệm của họ thế nào khi tham gia trong vai trò kiểm đếm bắt buộc;
Bên cạnh đó, việc thi hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc dựa trên nền tảng là một quyết định cá biệt do cơ quan hành chính nhà nước ban hành, tuy nhiên cơ quan thi hành quyết định này không phải là cơ quan hành chính liệu vấn đề này có tồn tại những điểm mờ hay không, điều này cần được pháp luật làm rõ. Nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, có thể nhận thấy mặc dù về tính chất cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất giống nhau về mặt tính chất. Tuy nhiên, xét dưới khía cạnh quy mô, mục đích hướng đến hai biện pháp này chưa đồng nhất. Bởi, suy cho cùng cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc chỉ hướng đến mục đích thống kê, kiểm đếm tài sản chuẩn bị cho phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ngược lại, cưỡng chế thu hồi đất ngoài mục tiêu làm sạch mặt bằng, còn suy tính đến khía cạnh xử lý tài sản sau khi cưỡng chế, an ninh trật tự xã hội trong quá trình cưỡng chế diễn ra…. Do đó, về mặt quy mô, tính chất có thể nhận thấy
86
cưỡng chế thu hồi đất mang tính phức tạp hơn; việc thành lập ban cưỡng chế cho 2 biện pháp này hoàn toàn không đồng nhất với nhau về mặt thành phần, số lượng là điều dễ thấy được. Thực tế, thông qua một số khảo sát về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tổ chức kiểm đếm hiện nay chủ yếu thực hiện theo kinh nghiệm địa phương mà chưa có hướng dẫn thống nhất về trình tự thực hiện, thành phần tham gia ban cưỡng chế, chức năng, nhiệm vụ từng thành viên, quy trình phúc tra khi có
sai sót hay kiểm đếm vắng chủ.17 Từ đó, thiết nghĩ cần ban hành Nghị định quy định về
một quy trình thực hiện kiểm đếm và phúc tra kết quả kiểm đếm nhằm tăng sự minh bạch, dân chủ.
Với quan điểm của mình tác giả cho rằng, hình thức kiểm đếm bắt buộc tựu trung thiên về kỹ thuật, tức là kinh nghiệm về kiểm đếm cây trồng, ước lượng vật nuôi, kỹ thuật đo đạc, thống kê…Từ đó, thành phần chính yếu trong ban cưỡng chế nên thiên về các thành viên có kinh nghiệm thực tiễn như hội nông dân, Sở xây dựng…thay vì các tổ chức khác như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, Tòa án..v.v