b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.
146
chính về đất đai thì chỉ có thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất. Do vậy, quyết định cưỡng chế giao đất trong thủ tục hành chính về đất đai thì trước đó phải ban hành quyết định thu hồi đất. Bởi lẽ, quyết định cưỡng chế được ban hành là để thực hiện quyết định hành chính lần đầu.
Thực tế, có trường hợp không ban hành quyết định thu hồi đất mà ban hành quyết định cưỡng chế trên cơ sở quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường (chẳng hạn vụ bà Lê Thị Mến trong dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm văn hóa – Thể thao phường
An Nghiệp, quận Ninh Kiều)4. Điều này là không đúng quy định tại Điều 195 Luật đất
đai năm 2013. Hơn nữa, Luật đất đai năm 2013 cũng không có quy định nào về thủ tục cưỡng chế đối với quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường.
Kinh nghiệm: Khi ban hành quyết định cưỡng chế giao đất cần căn cứ vào quyết
định hành chính lần đầu và quyết định hành chính lần đầu là quyết định thu hồi đất hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (đã có hiệu lực) theo quy định của pháp luật đất đai.
Thứ ba, quyết định thu hồi đất chưa căn cứ hết các quy định pháp luật chuyên ngành.
Căn cứ ban hành quyết định thu hồi đất chủ yếu dựa trên các căn cứ của Luật đất đai và văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế, một số quyết định thu hồi đất tác động đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác như văn hóa, tín ngưỡng, du lịch… Khi đó, quyết định thu hồi đất cũng phải cân nhắc đến các quy định
liên quan. Chẳng hạn, thu hồi đất để xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao phường xã5 thì
các quy chuẩn về diện tích, kết cấu được quy định tại Thông tư số 05/2014/TT- BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch sửa đổi Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/10/2010 của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm văn hóa xã. Việc áp dụng toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật sẽ làm cho quyết định hành chính phát huy tác dụng và nhanh chóng thực hiện đúng mục đích của dự án.
Kinh nghiệm: Khi thu hồi đất liên quan đến các chuyên ngành khác, quyết định
thu hồi cần xem xét các quy định liên quan nhằm hoàn thiện các căn cứ của quyết định thu hồi đất.
Thứ tư, thời điểm áp giá bồi thường quyền sử dụng đất không đúng quy định.
4
Bản án số 08/2019/HC-ST ngày 07/8/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ. 5 Bản án số 08/2019/HC-ST ngày 07/8/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ
147
Do tính chất phức tạp của việc triển khai và thực hiện các dự án về đất đai nên có nhiều dự án được phê duyệt và thu hồi trước ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực (01/7/2014) nhưng sau đó một thời dài dài mới thực hiện. Theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất6
thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã phê duyệt nếu đã có quyết định thu hồi và phương án trước ngày 01/7/2014.
Thực tế, có trường hợp dự án được thông qua trước ngày 01/7/2014 nhưng sau ngày này mới ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt kinh phí bồi
thường, chẳng hạn như vụ ông Cao Minh Hải thuộc dự án xây dựng đại lộ Võ Văn Kiệt7.
Quyết định thu hồi đất được ban hành năm 2015 nhưng quyết định phê duyệt giá bồi thường quyền sử dụng đất lại áp giá đất của năm 2012 là không đúng với quy định tại
khoản 2 Điều 74 Luật đất đai năm 20138. Lẽ ra, trong trường hợp này phải áp dụng mức
giá theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc quy định mức giá các loại đất định kỳ 05 năm (2015-2019) mới chính xác.
Kinh nghiệm: Ngoài các trường hợp thuộc quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị
định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì khi áp giá bồi thường quyền sử dụng đất cần áp dụng mức giá tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Thứ năm, nhận định về tính pháp lý của các giấy tờ về quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trước đây chưa chính xác.
Đất đai luôn gắn liền với lịch sử. Do vậy, qua các thời kỳ, chính sách đất đai luôn có sự thay đổi. Pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập và việc vận dụng trên thực tế cũng không thống nhất. Thời kỳ trước khi có Luật đất đai năm 1993, nhiều địa phương, trong đó có Cần Thơ, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận tạm thời cho người sử dụng đất. Khi nhà nước thu hồi đất, nhiều trường hợp giấy chứng nhận tạm thời do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp là trái thẩm quyền nên không có giá trị pháp lý, chẳng