Trước tiên chúng ta cần xác định việc phân bổ và sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội chịu ảnh hưởng của các yếu tố:
Một là, mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo phát triển bền vững nhà nước phải đảm bảo quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện, trong đó có vấn đề nhà ở.
Hai là, sự phát triển của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa – hiện đại hóa với việc sử dụng đất chưa hợp lý, tình trạng quy hoạch treo, dự án treo có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng đất cho mục tiêu phân bổ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội.
Ba là, vấn đề tăng dân số và dòng dịch chuyển dân cư gây sức ép trong sử dụng đất và cung ứng nhà ở tại các đô thị, các thành phố lớn.
Bốn là, chính sách quản lý và sử dụng đất đai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý và sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội.
Trong thực tế, chính sách về nhà ở xã hội thời gian vừa qua đã bước đầu được chú trọng quan tâm, một loạt các chính sách đã được ban hành hướng dẫn chỉ đạo, giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân trong các khu công
nghiệp, nhà ở cho học sinh viên. Đến nay, đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ ưu đãi
để hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội cải thiện được nhà ở. Chính phủ đã đưa ra nhiều cơ chế tích cực để thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà ở xã hội như: các chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội được miễn hoàn toàn tiền sử dụng đất, miễn giảm các loại thuế giá tri gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Các chủ đầu tư cũng được tạo mọi điều kiện để tiếp cận nguồn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng và được ngân sách cấp bù khoản lãi suất để cho vay lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường. Ngoài ra, còn được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí