Tiến trình phát triển chính sách nhà ở xã hộ

Một phần của tài liệu Kỷ-yéu-Họi-thảo-hoàn-thiẹn-pháp-luạt-dát-dai-ỏ-Viẹt-Nam-hiẹn-nay (Trang 141)

Khái niệm nhà ở xã hội lần đầu chính thức xuất hiện trong văn bản pháp luật, đó là Luật Nhà ở năm 2005. Luật Nhà ở quy định chung về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch và quản lý nhà nước về nhà ở, với mục đích phục vụ các nhu cầu của hộ gia đình, cá nhân. Trong luật này, đã có quy định các nhà đầu tư phát triển nhà ở cho các hộ gia đình thu nhập thấp sẽ nhận được những ưu đãi đặc biệt như miễn tiền thuê đất và được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở xã hội. Đến năm 2013, Chính phủ ban hành

nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội2, nghị định này quy định về việc phát triển

và quản lý sử dụng nhà ở xã hội với nhiều ưu đãi, đặc biệt là các ưu đãi về sử dụng đất, về khả năng phát triển nhà ở xã hội và kinh doanh thương mại, việc sử dụng tài sản hình thành trong tương lai trong các dự án nhà ở xã hội để vay vốn đầu tư. Các ưu đãi cũng nhấn mạnh đến việc nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chủ đầu tư nhà ở xã hội trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong phạm vi dự án. Kế thừa Luật Nhà ở năm 2005, Luật Nhà ở năm 2014 quy định chặt chẽ hơn về nhà ở xã hội, và Nghị định 100/2015NĐ-CP của Chính phủ năm 2015 đã nêu chi tiết, cụ thể về chính sách thực hiện nhà ở xã hội, trong đó đã đề cập đến nhiều vấn đề như quy hoạch, đất đai, tài chính, tiêu chuẩn, thuế và đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội. Theo đó, các dự án nhà ở thương mại, các dự án đô thị phải dành 20% diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội. Đối

1

Tiến sĩ, Giảng viên Trường Đại học Nam Cần Thơ

Một phần của tài liệu Kỷ-yéu-Họi-thảo-hoàn-thiẹn-pháp-luạt-dát-dai-ỏ-Viẹt-Nam-hiẹn-nay (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)