Thực trạng về việc lựa chọn giữa quyền khiếu nại và khiếu kiện trong giải quyết tranh chấp liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ

Một phần của tài liệu Kỷ-yéu-Họi-thảo-hoàn-thiẹn-pháp-luạt-dát-dai-ỏ-Viẹt-Nam-hiẹn-nay (Trang 135 - 137)

quyết tranh chấp liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ

Thông thường cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện UBND ra Tòa án chủ yếu tập

trung ở các nội dung như UBND quyết định giá bồi thường quá thấp, không sát giá thị trường, tiền bồi thường tính toán sai, bồi thường chậm, thu hồi đất nhưng không hỗ trợ các chi phí có liên quan, hành vi cưỡng chế trong việc thu hồi đất chưa đúng trên cơ sở chế định pháp luật.

Trên thực tế, theo báo cáo về tình hình khiếu nại tại nước ta, cả nước phát sinh 63.492 đơn khiếu nại trong năm 2016; 56.762 đơn thư trong năm 2017 và 58.717 đơn thư

khiếu nại trong năm 2019 (khiếu nại liên quan đến đất đai chiếm tỷ lệ 67,7%).13 Trong

đó, Tòa án các cấp chỉ thụ lý 25.465 vụ án trong 5 năm (2014-2018), riêng năm 2019 Tòa

án các cấp đã thụ lý 4688 vụ án hành chính14; bình quân tỷ lệ khiếu kiện vụ án hành chính

ước tính trên 5000 vụ án/năm. Điều này cũng đồng nghĩa rằng tỷ lệ giải quyết khiếu nại

gấp 10 lần tỷ lệ Tòa án giải quyết khiếu kiện15.

Về phương diện lý luận, khiếu kiện mang một số ưu điểm nhất định như: cơ quan giải quyết khiếu kiện là chủ thể thứ ba nên có vai trò độc lập, xem xét vụ việc một cách khách quan, công bằng nhất; quy trình tố tụng hành chính nếu đối sánh cùng quy trình giải quyết khiếu nại được quy định một cách chặt chẽ bảo đảm tính minh bạch, công khai hơn. Tuy vậy, thực tiễn giải quyết khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Tòa án lại không nhận được nhiều sự đồng thuận như đã phân tích trên. Chung quy lại nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Khi điểm qua một số vấn đề có liên quan, có thể nhận ra một số lý do chính yếu ngăn trở người dân khi nhờ cơ quan tài phán giải quyết vụ án hành chính liên quan đến thu hồi đất như sau:

Thứ nhất, nếu so sánh quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính với giải quyết khiếu nại hành chính có thể nhận thấy, khiếu nại có một số ưu điểm giúp người dân vững tâm hơn. Cụ thể: trong khiếu nại từ giai đoạn thụ lý đơn thư đến khi cho ra kết luận giải quyết vụ việc không quá 40 ngày (bao gồm 10 ngày thụ lý đơn thư và thời hạn giải quyết không quá 30 ngày), còn quy trình giải quyết khiến kiện hành chính thường kéo dài. Điều

13

Hà Vũ, Khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp có nguyên nhân từ chênh lệch địa tô, http://vneconomy.vn/khieu-nai- to-cao-dien-bien-phuc-tap-co-nguyen-nhan-tu-chenh-lech-dia-to-20190911142220273.htm, truy cập ngày 6/5/2020. 14 Tòa án Nhân dân tối cao, http://congbobanan.toaan.gov.vn/6tatcvn/Thong-ke , truy cập ngày 6/5/2020

15 Thu Phương, Trang tin quốc hội: Ủy ban pháp luật thẩm tra sơ bộ báo cáo của chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018, http://quochoi.vn/uybanphapluat/giamsat/Pages/giam-sat.aspx?ItemID=229 [truy cập khiếu nại, tố cáo năm 2018, http://quochoi.vn/uybanphapluat/giamsat/Pages/giam-sat.aspx?ItemID=229 [truy cập ngày 1/4/2020].

132

này có thể ngăn trở đến quyền và lợi ích của người dân. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 130 Luật TTHC năm 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng đối với một quyết định hành chính kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời điểm Tòa án thụ lý cách ngày người khởi kiện nộp đơn ước lượng có thể trên một tháng. Trong đó, một số trường hợp nhất định như vụ án phức tạp, trở ngại khách quan thời gian chuẩn bị xét xử có thể gia hạn thêm. Khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử đến ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cách nhau 20 ngày, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Chung quy lại, thời gian giải quyết khiếu kiện có thể trải dài 1 năm, trường hợp bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ việc tiếp tục trải qua giai đoạn xét xử phúc thẩm. Lý do chính yếu khiến khiếu kiện kéo dài thường do Tòa án phải chờ ý kiến phản hồi từ những chủ thể có quyền ban hành quyết định hành chính, từ những ý kiến từ cơ quan có thẩm quyền là căn cứ để Tòa án xét xử. Do đó, hướng đến quy trình giải quyết tinh gọn, góp phần giảm tải thời gian giải quyết vụ án hành chính, pháp luật cần đẩy mạnh xây dựng án lệ áp dụng trong tố tụng hành chính. Bên cạnh đó nhằm hạn chế tình trạng ưu tiên cơ chế thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất trước khi giải quyết khiếu nại, khiếu kiện ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân căn cứ theo Khoản 6 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thiết nghĩ cần có văn bản hướng dẫn với các trường hợp khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Điều này đảm bảo rằng cần có một phán quyết cuối cùng từ Tòa án bảo đảm hoàn toàn tính hợp pháp của quyết định thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất là đúng, trước khi tiến hành thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất, tránh tình trạng khiếu nại, khiếu kiện liên tục kéo dài.

Thứ hai, trong tố tụng hành chính, Tòa án chỉ có quyền xem xét và có quyền quyết định bác yêu cầu khởi kiện; chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, buộc cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật. Vấn đề đặt ra là Tòa án không thể trực tiếp thay đổi nội dung quyết định hành chính. Đơn cử, nếu chủ thể tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết liên quan đến việc bồi thường về đất thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Qua quá trình định giá theo thủ tục tố tụng hành chính, nếu nhận thấy rằng Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Ủy ban nhân dân phê duyệt thấp hơn rất nhiều khi so sánh cùng giá thị trường, tại thời điểm định giá. Theo lý lẽ công bằng Tòa án phải tuyên người dân thắng kiện. Tuy nhiên, xét trên cơ sở Luật tố tụng hành chính, Tòa án không mang chức năng, thẩm quyền thay đổi Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Nhìn vấn đề ở một góc độ khác, Hội đồng định giá trong tố tụng

133

do Tòa án quyết định thành lập, tựu trung lại vẫn là những cơ quan như tài chính, tài nguyên môi trường, nông nghiệp, xây dựng… đều là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND là cơ quan tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, mà không phải là cơ quan định giá độc lập khách quan, không chịu sự điều chỉnh từ cơ quan công quyền

như ở một số quốc gia phát triển vẫn tiến hành triển khai.16

Đây là một cơ chế không tạo được tính hợp lý, trung lập và công bằng trong định giá đất. Khi đó, hầu hết các nước như

Australia17, Đài Loan (Trung Quốc)18, một số nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu và

Thái Lan trong việc xây dựng hệ thống định giá đất phục vụ tính toán giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cũng như giải quyết bất đồng trong khiếu kiện quyết định hành chính, pháp luật đều quy định giao cho Hiệp hội định giá (ở Việt Nam là Hội thẩm định giá). Hiệp hội định giá có vai trò rất quan trọng trong việc trợ giúp các cơ quan có thẩm quyền quyết định giá đất và giải quyết về tranh chấp giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Từ vấn đề trên thiết nghĩ để giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được xem xét bởi một cơ quan trung lập hơn UBND, cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật TTHC theo hướng việc thành lập Hội đồng định giá trong tố tụng, liên quan đến giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Tòa án nên giao cho Hội thẩm định giá hoặc tham vấn từ Hội đồng này, đây là một trong những cơ sở quan trọng giúp Tòa án có căn cứ xem xét, đối chiếu giá bồi thường khi giải quyết những bất đồng liên quan đến khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ ba, cơ chế thi hành bản án hành chính của Tòa án chưa được đảm bảo. Vì lẽ, trong khiếu kiện về thu hồi đất nhiều phán quyết của Tòa án cũng chỉ dừng lại ở giới hạn phán xét tính hợp lý của quyết định thu hồi đất, mà không chỉ định một phương thức xử sự hợp lý cho UBND. Suy cho cùng, sự can thiệp của Tòa án trong tố tụng hành chính chỉ dừng lại ở giới hạn hủy hoặc giữ nguyên trạng quyết định thu hồi đất ban đầu. Nếu trong tố tụng hình sự cơ quan thi hành bản án là sự phối hợp giữa Tòa án, công an cùng Viện kiểm sát, thì ngược lại Tố tụng hành chính không tồn tại cục thi hành án hành chính, giả định nếu bản án cuối cùng của Tòa án là tuyên hủy một quyết định thu hồi đất của Tòa án có thể thực thi trên thực tế, thì vẫn phải quay lại con đường hành chính. Tức là buộc

16 Phan Trung Hiền- Lê Hoàng Xuân Hương, “Vì sao người dân ít chọn khiếu kiện tại Tòa án khi có sự không đồng thuận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, số tháng 5/2013, trang 53. thuận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, số tháng 5/2013, trang 53.

Một phần của tài liệu Kỷ-yéu-Họi-thảo-hoàn-thiẹn-pháp-luạt-dát-dai-ỏ-Viẹt-Nam-hiẹn-nay (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)