nƣớc thu hồi đất
Bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất không phải là hai mặt của một vấn đề mà là hai cấp độ của chính sách bù đắp tổn thất do việc thu hồi đất gây ra. Bồi thường là cấp độ cơ bản nhằm bù đắp tổn thất ở mức có thể chấp nhận được theo chuẩn mực pháp lý chung cho mọi đối tượng. Hỗ trợ là cấp độ thứ hai nhằm bù đắp thêm cho những đối tượng dễ bị tổn thương cần ưu đãi và “dặm vá” những tồn tại mà các quy định về bồi thường chưa thể
giải quyết được2.
Thực tế cho thấy, CSSXKD phải gánh chịu nhiều tổn thất trong quá trình giải phóng mặt bằng như phải di chuyển đến địa điểm mới; phải tháo dỡ, lắp đặt lại các thiết bị, hệ thống; xây dựng lại cơ sở vật chất mới, hay số tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đã nộp và những chi phí đầu tư vào đất còn lại… mà đến thời điểm bị Nhà nước thu hồi, CSSXKD vẫn chưa khai thác hết các giá trị đã đầu tư trước đó. Khi Nhà nước thu hồi đất sẽ gây xáo trộn
1
Giảng viên Khoa Luật trường Đại học Nam Cần Thơ. 2
Phạm Văn Võ, Vấn đề hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2013, Tạp chí Luật học số (01): 65, 2015.
92
lớn về đời sống, sản xuất và những thiệt hại thực tế sẽ phát sinh nên việc bồi thường thiệt hại cho CSSXKD là trách nhiệm đương nhiên của Nhà nước.
Hỗ trợ không phải là trách nhiệm trả lại giá trị quyền sử dụng đất với ý nghĩa là nghĩa
vụ mà Nhà nước bắt buộc phải thực hiện3, mà hỗ trợ là trách nhiệm được xác lập trên cơ sở
thiện chí, thể hiện sự trợ giúp của Nhà nước đối với các CSSXKD để ổn định sản xuất. Thực tế, các quy định bồi thường, hỗ trợ cho CSSXKD vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó,