nhân dân cấp tỉnh chấp thuận
2.1. Quy định của pháp luật
Thu hồi đất là một trong những hoạt động của Nhà nước nhằm mục đích điều phối lại đất đai để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, đồng bộ hơn đáp ứng nhu cầu của xã
hội trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, thay vì sử dụng
các cụm từ mang nghĩa chung “vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng, phát triển kinh tế’’4, Luật Đất đất đai năm 2013 đã tách ra hai trường hợp thu
hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61) và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62). Đồng thời, Luật có sự đổi mới quan trọng khi ấn định các chủ thể có thẩm quyền quyết định các dự án phải thu hồi đất. Cần thông qua sự chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại địa phương nơi thực hiện dự án có thu hồi đất là điểm tiến bộ trong Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp cụ thể được liệt kê tại Khoản 3 Điều 62 của Luật.
Như vậy, một số dự án cần thu hồi đất do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận có danh sách tương tự dự án cần xét duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, trong danh sách liệt kê tại Khoản 3 Điều 62 của Luật, một số dự án được Luật Đất đai giải thích gồm
đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp5, đất cơ sở tôn giáo6
. So với văn bản luật trước đây, Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung các dự án cần thu hồi đất như: Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải; dự án xây dựng các công trình sự nghiệp công, công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, chợ. Nói chung, các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để quản lý nhà nước, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo mỹ quan, những dự án an sinh - xã hội, dự án mang tính văn hóa, lịch sử, khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có của địa phương.
Ngoài Luật Đất đai hiện hành, Luật Đầu tư công năm 2014 cũng quy định Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý (trừ các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo quy định của Chính phủ). Tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C
4. Khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003
5. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Luật Đất đai năm 2013 6. Khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2013