1 Giảng viên khoa Luật, trường Đại học Nam Cần Thơ
2.2. Điều kiện nhận hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm
Theo tinh thần của Luật Đất đai năm 2013, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm hướng đến đối tượng hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Do vậy, nếu hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận, theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP, ngoài điều kiện giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, những đối tượng này còn phải đáp ứng điều kiện được UBND cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận đang canh tác trực tiếp trên đất nông nghiệp. Ngược lại, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp với kinh doanh dịch vụ đang sử dụng đất thì phải thỏa mãn một trong các điều kiện: (i) đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (ii) hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoản đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông trường, lâm trường thì phải có hợp đồng giao khoán đất.
So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rõ hơn các điều kiện cũng như đối tượng được thụ hưởng các chính sách liên quan đến hỗ trợ nói chung khi Nhà nước thu hồi đất, tránh tình trạng các cơ quan có thẩm quyền lúng túng trong việc áp dụng pháp luật về hỗ trợ. Theo đó, nếu tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định việc hỗ trợ ổn định đời sống cần đáp ứng điều kiện bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng sẽ được thụ hưởng các chính sách liên quan đến hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. Khi có sự đối sánh với điều kiện
116
được nhận hỗ trợ đào tạo, tìm kiếm và giới thiệu việc làm có thể nhận thấy hình thức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm không quy định điều kiện về diện tích đất bị thu hồi là bao nhiêu trên tổng diện tích bị thu hồi. Như vậy, giả định nếu thu hồi
chỉ vỏn vẹn 10m2 đất nông nghiệp và không được bồi thường bằng đất mà thỏa các điều
kiện khác theo quy định của pháp luật thì vẫn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm. Về mặt logic, cần phải xem lại quy định này vì thực tế trong trường hợp vừa nêu, người dân hoàn toàn không bị mất nghề và cũng không có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Từ bất cập trên tác giả đề xuất Nhà nước cần có những quy định cụ thể về hạn mức ảnh hưởng làm căn cứ xác định mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm
việc làm. Cụ thể: có thể phân định mức ảnh hưởng quy đổi như 500m2, 600m2 hoặc giả
trên 1000m2 đất nông nghiệp… bị ảnh hưởng mà có phương thức hỗ trợ tương thích bằng
tiền 01, 02 hay 03 lần bảng giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương nhằm tạo sự công bằng với những đối tượng bị thiệt hại. Thay vì, cho địa phương chủ động định mức hỗ trợ tối đa gấp 5 lần bảng giá đất nông nghiệp tại địa phương như hiện nay.
Ngược lại như vừa kể trên với trường hợp chỉ bị thu hồi 10m2 hoặc giả 50m2 đất
nông nghiệp hiện có dù có xáo trộn về mặt sản xuất nhưng không bị mất việc làm có thể
viện dẫn căn cứ vào khoản 3 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT: “Trường hợp hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất quy định tại khoản 2 điều này bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng mà việc thu hồi đất ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người thu hồi đất thì chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp hỗ trợ khác quy định tại Điều 25 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP cho phù hợp”. Từ vấn đề trên, tác giả đề xuất cần có văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT về điều kiện, đối tượng, mức hỗ trợ….cho nhóm đối tượng bị ảnh hưởng dưới 30% /tổng diện tích đất đang sử dụng. Thay vì mặc nhiên cho họ thụ hưởng chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Trong trường hợp này, địa phương có thể vận dụng quy định về “hỗ trợ khác” để áp dụng cho các đối tượng này (điểm d khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013).
Bên cạnh đó, khi xem xét các chính sách hỗ trợ liên quan với những chủ thể sử dụng đất nông nghiệp với trường hợp vượt hạn mức quy định, trên cơ sở khoản 1 Điều 4
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP nêu rõ: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông
117
kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của pháp luật mà đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi”.
Tuy nhiên, khi đối sánh với Điều 19, Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐ-CP đã viện dẫn các trường hợp được nhận hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, có thể nhận thấy trường hợp trên không thuộc đối tượng xem xét được nhận hỗ trợ. Do đó, hệ quả Hội đồng bồi thường tại các quận, huyện không có cơ sở xác định mức hỗ trợ với đối tượng diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Từ vấn đề trên, việc sửa đổi Điều 19, Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐ-CP với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất do được thừa kế, tặng cho…cũng được xem xét là một trường hợp hiện hữu được nhận hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm là điều cần thiết hiện nay.