Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 131 - 135)

việc cụ thể, tỉ mỉ. Đây là nội dung quan trọng trong xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Xây dựng phương pháp, tác phong làm việc cụ thể, tỉ mỉ giúp hoạt động công vụ chuẩn xác, tránh những sai lầm không đáng có. Làm việc cụ thể, tỉ mỉ là làm việc có kế hoạch, khoa học, hợp lý; làm việc cụ thể, chặt chẽ, không qua loa, đại khái; làm việc một cách ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ; làm việc có căn cứ, cơ sở, tránh chung chung, theo cảm tính.

Xây dựng phong cách làm việc tự chủ, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, không tranh công, chối tội. Xây dựng phong cách tự chủ trong hoạt động công vụ, không thụ động, chông chờ, ỷ lại vào đồng nghiệp, vào tổ chức trong các công việc được giao. Phong cách dám nghĩ, dám làm mạnh dạn trong phân tích, đánh giá và xử lý các nhiệm vụ. Xây dựng tác phong dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng nhận trách nhiệm trước tập thể với mọi công việc mình được giao, không tranh thưởng khi thành công và chối bỏ trách nhiệm khi công việc thất bại.

4.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC ỞNƯỚC TA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NƯỚC TA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

4.3.1. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcông chức nhà nước công chức nhà nước

Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước là giải pháp quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Đồng thời, giúp mỗi công chức nhà nước kịp thời bổ sung nhiều nội dung, kiến thức mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đổi mới nội

dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước là yêu cầu, đòi hỏi bức thiết của chính quá trình đào tạo. Ngoài ra, đổi mới còn phù hợp với yêu cầu của quá trình xây dựng nền công vụ Việt Nam trong bối cảnh, điều kiện mới. Phục vụ thiết thực, hiệu quả việc thực thi công vụ sau đào tạo, bồi dưỡng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi cơ quan, đơn vị. Đây là nội dung quan trọng, xây dựng được kế hoạch khoa học, hợp lý góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Kế hoạch phải chỉ rõ được đối tượng áp dụng, mục đích và yêu cầu, thời gian đào tạo. Bên cạnh đó, trong kế hoạch phải chỉ rõ chỉ tiêu, nội dung và giải pháp tổ chức thực hiện; lộ trình, kinh phí triển khai thực hiện. Phân công giáo viên giảng dạy và phụ trách các lớp học.

Tăng cường đầu tư kinh phí nhà nước nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học. Cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo là phương tiện hỗ trợ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nhà nước. Quá trình đó cần đầu tư kinh phí cho việc xây dựng nơi ăn, chốn ở. Đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống các phòng giảng dạy. Đầu tư kinh phí mua sắm tài liệu và các thiết bị cho đào tạo, bồi dưỡng như: Giáo trình, sách chuyên khảo, tập bài giảng, các loại sách tham khảo, hệ thống văn kiện của Đảng, các loại máy trình chiếu, máy vi tính, máy in, v.v..

Đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước phải gắn với việc bố trí, sử dụng, tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. Bố trí người thay thế công việc của công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Tránh tình trạng do ngại bố trí người thay thế nên không cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng. Quá trình cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng cần sát nhu cầu nhằm nâng cao chất lượng công việc mỗi công chức đang đảm nhiệm. Cần nghiên cứu cơ chế, chính sách bố trí công chức vào những vị trí hợp lý sau đào tạo, bồi dưỡng.

Xây dựng cơ chế, chính sách để tuyển chọn đội ngũ giảng viên, báo cáo viên chất lượng cao. Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có vai trò quan trọng

trong nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; góp phần truyền thụ tri thức, giúp người học nâng cao trình độ mọi mặt; truyền thụ phương pháp, cách thức giải quyết các vấn đề trong thực tế thực thi công vụ; bồi dưỡng đạo đức cách mạng.

Quá trình trên cần tiến hành tuyển chọn đội ngũ các giảng viên, báo cáo viên có phẩm chất, năng lực về công tác tại các cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước từ nhiều nguồn khác nhau như: Sinh viên xuất sắc, thủ khoa của các trường đại học; từ đội ngũ học viên giỏi, ưu tú là công chức đi đào tạo, bồi dưỡng; từ những giảng viên có học hàm, học vị, có kinh nghiệm thực tiễn công tác tại các cơ sở đào tạo trong cả nước. Bên cạnh đó, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vật chất và tinh thần nhằm giúp họ yêu và gắn bó với nghề nghiệp. Tạo môi trường làm việc dân chủ, bình đẳng, bầu không khí tâm lý sư phạm lành mạnh.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nhà nước vừa có kiến thức, năng lực toàn diện, vừa chuyên sâu trên từng lĩnh vực công tác. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần toàn diện, chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, các kiến thức về kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý, dân tộc, tôn giáo, ngoại ngữ, tin học. Đồng thời, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý văn hóa và khoa học, công nghệ, v.v.. Qua đây, giúp mỗi công chức nhà nước có sự am hiểu toàn diện tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; bảo đảm thực thi công vụ tốt hơn sau đào tạo, bồi dưỡng.

Ngoài việc đào tạo kiến thức một cách toàn diện, cần chú trọng đào tạo chuyên sâu theo tiêu chuẩn ngạch chức danh, công chức ở ngành nào phải đào tạo giúp họ nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo ngành đó. Trên cơ sở đó, tạo ra đội ngũ công chức nhà nước thực sự là những chuyên gia giỏi, có khả năng, trình độ tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện trong thực tiễn các chủ trương, chính sách, mục tiêu kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước, đơn vị, địa phương.

Phát huy tính chủ động, tự chủ của các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước. Các cơ sở đào tạo là nơi công chức trực tiếp về tham gia học tập, do đó chất lượng, tính chủ động, sáng tạo của mỗi cơ sở có ảnh hưởng lớn tới người học. Thực hiện nội dung của giải pháp trên cần phát huy tính sáng tạo, tự chủ của các cơ sở đào tạo trong xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo cụ thể phù hợp từng đối tượng. Đồng thời, tự chủ về nội dung, về đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất kỹ thuật.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc thực thi công vụ hàng ngày. Đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp, sát thực nhất, gắn với việc làm mỗi ngày của công chức. Đặc biệt với mỗi công chức nhà nước mới bước vào nghề, hình thức đào tào trên càng có ý nghĩa quan trọng hơn, giúp họ nhanh nâng cao trình độ, kỹ năng thực hành công vụ. Quá trình trên đòi hỏi mỗi công chức cần tích cực, tự giác, sáng tạo, chủ động học tập những người đi trước có kinh nghiệm, những chuyên gia hoặc cấp trên trực tiếp của mình về mọi mặt.

Đào tào, bồi dưỡng thông qua các lớp học. Đây là hình thức cơ bản, chủ đạo nhất, quyết định trực tiếp nâng cao trình độ của công chức nhà nước. Hiện nay, ở Việt Nam có hai hình thức đào tạo, bồi dưỡng trong hình thức mở lớp là tập trung và không tập trung. Đào tạo mở lớp tập trung chiêu sinh công chức về học tập, sinh hoạt tại các trung tâm bồi dưỡng ở Trung ương và các bộ ngành, địa phương. Đào tạo không tập trung là hình thức công chức về học tập theo thời gian nhất định trong năm, không phải chuyển sinh hoạt Đảng và ở tập trung tại cơ sở đào tạo.

Đào tạo, bồi dưỡng thông qua luân chuyển thực tế. Hình thức này cũng có tầm ảnh hưởng lớn nhằm nâng cao trình độ, năng lực toàn diện cho mỗi công chức nhà nước. Thông qua luân chuyển về cơ sở, mỗi công chức sẽ được học hỏi, tiếp thu nhiều mặt, nhất là năng lực chỉ đạo thực tiễn. Quá trình thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở thực tế, công chức sẽ phải tiếp cận và giải quyết nhiều vấn đề không phải là chuyên môn và sở đoản của mình.

Hình thức tự học tập. Đây là hình thức thường xuyên, gắn bó với mỗi công chức nhà nước mọi lúc, mọi nơi và suốt đời. Mỗi công chức muốn nâng cao trình độ, muốn hoàn thành công việc mà mình được giao, bên cạnh các hình thức đào tạo, bồi dưỡng trên cần phải kết hợp với hình thức tự học tập. Quá trình trên, đòi hỏi mỗi công chức thường xuyên chủ động học tập, cập nhật những kiến thức mà mình còn thiếu và cần phục vụ cho nhiệm vụ thực thi công vụ. Mỗi công chức có thể tự học tập thông qua sách, báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng đài phát thanh, đài truyền hình, qua các buổi hội thảo và sinh hoạt, công tác hàng ngày, v.v.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w