Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 90 - 102)

3.2.1.1. Thành tựu

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ với hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước

Từ năm 2011 tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết nhằm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Ngày 8/5/2013 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành 2 kết luận số 63-KL/TW và Kết luận số 64-KL/TW về tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Ngày 17/4/2015 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, qua Nghị quyết đã xác định rõ các mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện việc tinh giản biên chế.

Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 202-TB/TW, ngày 26/5/2015 với Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng”. Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 12-KL/TW ngày 22/3/2017 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ trên cở sở Quyết định 68-QĐ/TW Ngày 04-7-2007 của Bộ chính trị về “Ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử” và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban tổ chức Trung ương ban hành ngày 26-9-2007 về “Thực hiện quy định về phân cấp quản lý cán bộ, quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử”. Qua các quy định, hướng dẫn trên thể hiện tinh thần đổi mới quyết liệt của Đảng trong công tác quy hoạch, giới thiệu và bổ nhiệm cán bộ, công chức, qua đó tuyển chọn người có phẩm chất, năng lực bố trí vào các chức danh hợp lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ” [33, tr.79].

Ngày 07/10/2017, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 98-QĐ/TW về luân chuyển cán bộ. Trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu; quan điểm, nguyên tắc; xác định rõ phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển; tiêu chuẩn, điều kiện; thẩm quyền, trách nhiệm; kế hoạch, quy trình, hồ sơ cán bộ luân chuyển; thời gian luân chuyển; nhận xét, đánh giá với cán bộ được luân chuyển; nguyên tắc bố trí cán bộ được luân chuyển; chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển; kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

Ngày 25/10/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Qua Nghị quyết đã chỉ ra đặc điểm tình hình, nguyên nhân hạn chế, bất cập; quan điểm, mục tiêu chỉ đạo; đề xuất các nhiệm vụ chung, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với hệ thống tổ chức của Đảng, với hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương, với chính quyền địa phương, với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quần chúng.

Ngày 19/12/2017 Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 105-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Quy định này đã làm rõ ràng và chặt chẽ, sâu sắc về các nội dung quản lý cán bộ. Đồng thời, chỉ ra các khâu, các bước trong bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử với nhiều nội dung mới bổ sung phát triển so với Quy định 68 của Bộ Chính trị năm 2007. Những nội dung trong quy định đó làm cơ sở, tiền đề để các ban, bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy nghiên cứu và tổ chức thực hiện.

Ngày 19/5/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Qua Nghị quyết, Trung ương đã chỉ ra

nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém; xác định quan điểm chỉ đạo và mục tiêu. Trên cơ sở đó, đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược.

Về Quốc hội: Ban hành Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008. Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012 ngày 23/11/2012.

Về Chính phủ:

Chính phủ đã ban hành nhiều các nghị định như: Nghị định số 34/2011/NĐ- CP ban hành ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; ngày 08/5/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-CP Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 36/2013/NĐ-CP, ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức làm căn cứ pháp lý để các bộ, ban ngành, các tỉnh thành đối chiếu triển khai thực hiện; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức ngày 22/4/2013; ngày 20/11/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định 110/2015/NĐ-CP, ngày 29/10/2015 sửa đổi Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức; Nghị định 117/2016/NĐ-CP, ngày 21/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 01/8/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định 161/2018/NĐ-CP, ngày 29/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư: Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ- CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành, ngày 25/01/1011. Thông tư số 08/2011/TT-BNV, ngày 02/6/2011 về hướng dẫn Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức do Bộ Nội vụ ban hành. Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, ngày 30/10/2012. Thông tư 05/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, ngày 25/6/2013. Thông tư 03/2015/TT-BNV sửa đổi điều 9 Thông tư 13/2010/TT-BNV Quy định về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, ngày 10/3/2015.

Việc tuyển dụng công chức nhà nước đã được tiến hành một cách khách quan, chặt chẽ, khoa học và hợp lý.

Đã có sự phân cấp theo hướng gắn chặt giữa thẩm quyền tuyển dụng với thẩm quyền sử dụng, bảo đảm đơn vị sử dụng công chức là chủ thể trong quá trình tuyển dụng. Việc tuyển dụng đã sát với nhu cầu thực tế, gắn với từng vị trí việc làm cụ thể. Trong tất cả các cơ quan, đơn vị đã và đang xây dựng vị trí việc làm, trên cơ sở đó có kế hoạch, phương án tuyển dụng công chức khoa học, phù hợp.

Trong những năm vừa qua, đã có nhiều đổi mới trong hình thức tuyển dụng, theo hướng thi tuyển và xét tuyển đặc cách. Trong thi tuyển, nội dung thi được tiến hành theo hướng vừa chuyên sâu, vừa toàn diện bao gồm: Môn kiến thức chung (hệ số 1), môn nghiệp vụ chuyên ngành (hệ số 2), môn phỏng vấn (hệ số 1) và hai môn điều kiện bắt buộc là ngoại ngữ, tin học. Trong xét tuyển, dựa vào kết quả học tập và thi phỏng vấn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. Quá trình chấm thi đã được tiến hành khách quan, minh bạch, chính xác, không có các hiện tượng sai sót, tiêu cực xảy ra. Kết quả thi tuyển và xét tuyển được công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi

giấy báo điểm tới từng thí sinh. Thực hiện dân chủ, bảo đảm mọi thí sinh đều có quyền phúc khảo bài thi theo quy định. Quy định mới trong thi và xét tuyển bước đầu đã khắc phục được những tồn tại, hạn chế và bất cập so với thời gian trước đây. Đồng thời, khắc phục được các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng xảy ra. Theo số liệu điều tra (phụ lục 2), đã có 66,66% công chức khi được hỏi trả lời rằng, cơ quan, đơn vị mình không có tiêu cực trong thi tuyển công chức.

Số lượng đội ngũ công chức nhà nước.

Đội ngũ công chức nhà nước đã có những bước phát triển, bảo đảm đủ về số lượng so với yêu cầu công việc. Qua các năm, số lượng đội ngũ công chức nhà nước luôn có sự biến động phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra. Theo số liệu tổng hợp của Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ (tại phụ lục 3), số lượng công chức nhà nước qua các năm về cơ bản là ổn định, năm 2011 là 323.268 người, trong đó khối Trung ương là 178.165 người, chiếm 55,11% và địa phương là 145.103 người (44,89%); năm 2012 tổng công chức là 355.989 người, trong đó Trung ương là 178.509 người, chiếm 49,31% và địa phương là 177.480 người (50,69%); năm 2013 tổng công chức cả nước là 325.868 người, trong đó Trung ương là 147.703 người (45,32%) và địa phương là 178.165 người (54,68%); năm 2014 là

320.189 người, Trung ương là 136.048 người (42,49%), địa phương là 184.141 người (57,51%); năm 2015 là 330.702 người, Trung ương là 134.635 người (40,71%) và địa phương là 196.667 (59,29%); năm 2016 là 326.420 người, Trung ương chiếm 132.317 (40,53%), địa phương là 194.103 (59,47%).

Số lượng công chức nhà nước có sự phân chia đa dạng, phong phú có cả trong và ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo. Theo số liệu từ Báo cáo chuyên đề của Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ (Phục vụ Hội nghị khảo sát, tọa đàm khoa học với Đoàn cán bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương), tính đến năm 2017 số lượng cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên là: “323.349 người, đảng viên là 234.712 người, chiếm 72,59%; công chức không phải là đảng viên là 88.637 người, chiếm 27,41%; người dân tộc thiểu số có 24.031 người, chiếm 7,43%; tôn giáo có 4.684 người, chiếm 1,45%” [6, tr.1].

Chất lượng đội ngũ công chức nhà nước.

Chất lượng của đội ngũ công chức nhà nước ngày càng được nâng cao theo cả chiều rộng và chiều sâu. Về phẩm chất đạo đức, tuyệt đại bộ phận công chức nhà nước có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, luôn an tâm tư tưởng công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Phần lớn họ luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Số đông công chức có thái độ, động cơ, tình cảm trong sáng với nghề nghiệp. Theo kết quả khảo sát (phụ lục 2), 90% công chức rất phấn khởi với nghề nghiệp đang làm. Đội ngũ công chức nhà nước phần đông có lối sống trong sạch, lành mạnh. Nhiều người trong số họ có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình cao. Thể hiện cho điều đó (tại phụ lục 2), khi được hỏi có tới 27,67% công chức thẳng thắn cho rằng, tại cơ quan mình công tác có hiện tượng tiêu cực trong thi tuyển công chức; có 30,33% trả lời việc bố trí, sử dụng công chức tại cơ quan, đơn vị mình công tác là không phù hợp.

Năng lực công tác của đội ngũ công chức nhà nước cũng ngày càng được nâng cao. Phần đa đội ngũ công chức có trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và ngạch công chức phù hợp với công việc. Qua khảo sát, điều tra (phụ lục 2), trình độ học vấn của đội ngũ công chức đã có 90% có bằng đại học và sau đại học, trong khi dưới đại học chỉ là 10%; về trình độ lý luận chính trị, có 85% công chức có trình độ trung và cao cấp, sơ cấp chỉ là 15%; về ngạch công chức chuyên viên chính chiếm 29,33%, chuyên viên cao cấp đạt 4,34%. Theo số liệu từ Báo cáo chuyên đề của Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ, tháng 01/2013, tính tới ngày 31/12/2012:

Về ngạch công chức có 2.180 người (0,7%) là chuyên viên cao cấp và tương đương, 29.534 người (10,0%) là chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên và tương đương là 191.960 người (65,0%)... Trình độ chuyên môn của công chức cả nước: Tiến sĩ có 2.347 người (0,8%), thạc sĩ 19.136 người (6,5%), đại học 210.592 người (71,3%)… Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân chính trị là 6.953 người (2,4%), cao cấp 39.639 người (13,4%), trung cấp là 93.982 người (31,8% [5, tr.11- 12].

Đội ngũ công chức nhà nước được được đào tạo với nhiều ngành nghề khác nhau, có kỹ năng nghề nghiệp tốt. Qua khảo sát (phụ lục 2), có 24% công chức có chuyên ngành đào tạo là kinh tế; xã hội là 22,67%; quản lý nhà nước là 5,66%; luật là 28,67%; kỹ thuật là 16% và quan hệ quốc tế là 3%. Về kỹ năng nghề nghiệp, đại bộ phận công chức đều có nhận thức tốt, thấy được sự cần thiết của các kỹ năng, qua đó tích cực học tập, trau dồi nâng cao trình độ mọi mặt. Theo khảo sát (phụ lục 2), 100% công chức khi được hỏi cho rằng, ngoại ngữ, vi tính, soạn thảo văn bản là những kỹ năng cần có ở mỗi công chức; 96,67% số người được hỏi nhận định sự cần thiết của kỹ năng lập kế hoạch và sắp xếp công việc. Theo số liệu từ Báo cáo chuyên đề của Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ, tính tới ngày 31/12/2012:

Về trình độ tin học của công chức cả nước: Trung cấp trở lên là 9.485 người (3,2%), có chứng chỉ tin học là 210.126 người (71.1%)…Về trình độ ngoại ngữ (tiếng anh): Đại học trở lên là 8.676 người chiếm 2,9%, có chứng chỉ A,B,C là 198.881 người (67,3%); Đại học các thứ tiếng khác là 1.659 người (0,6%), có chứng chỉ A,B,C các thứ tiếng khác là 6.869 người chiếm 2,3% [5, tr.12].

Việc tinh giản biên chế.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong tinh giản biên chế. Về cơ bản tất cả các cơ quan, đơn vị không tăng thêm biên chế, chỉ tăng thêm biên chế trong trường hợp thành lập tổ chức mới. Theo số liệu tổng hợp của Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ (phụ lục 3), trong 5 năm qua, tổng số biên chế công chức cả nước chỉ tăng từ 323.268 người năm 2011 lên 326.420 người năm 2016, tức chỉ tăng 3.152 ngàn người. Tinh giản biên chế có kế hoạch khoa học, chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu mỗi cơ quan, đơn vị. Nhiều cơ quan, đơn vị nhà nước đã tiến hành tinh giản biên chế một cách quyết liệt, không nể nang, né tránh, dân chủ, công tâm, đã đưa ra khỏi bộ máy những công chức làm việc kém hiệu quả, trình độ

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w