chức * Mục đích quản lý, kiểm tra.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiểm tra công chức có vai trò hết sức quan trọng. Người cho rằng, kiểm tra sẽ góp phần chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm của đội ngũ công chức các cấp. Trên cơ sở đó, kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa những
lệch lạc, khuyết điểm, sai lầm, góp phần xây dựng đội ngũ công chức ngày càng vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ. Người chỉ rõ: “Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng thường thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm” [83, tr.316]. Cũng theo Hồ Chí Minh: “1. Có kiểm soát như thế mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu. 2. Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan. 3. Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và nghị quyết” [83, tr.327].
*Phương pháp quản lý, kiểm tra.
Phương pháp quản lý, kiểm tra từ trên xuống. Tức là người lãnh đạo quản lý, kiểm soát kết quả những công việc của công chức mình làm. Theo Hồ Chí Minh, người lãnh đạo, chỉ huy ở mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức cần sâu sát, hiểu rõ mọi mặt hoạt động của đội ngũ công chức cấp mình quản lý. Bởi theo Người, có sâu sát người lãnh đạo, chỉ huy mới biết được mọi mặt hoạt động của đội ngũ công chức cấp mình, từ đó kịp thời uốn nắn, sửa chữa nếu phát hiện họ có sai phạm, khuyết điểm. Người chỉ rõ: “Cố nhiên, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ” [83, tr.327].
Phương pháp quản lý, kiểm tra từ dưới lên. Nghĩa là để quần chúng nhân dân và mỗi công chức kiểm soát nhau. Đây cũng là phương pháp quan trọng, thể hiện sự dân chủ, công khai, minh bạch, bản chất tốt đẹp trong hoạt động công vụ của Nhà nước ta. Người cho rằng, để quần chúng nhân và mỗi công chức tự kiểm soát nhau sẽ trực tiếp phát hiện ra khuyết điểm, sai lầm và tự điều chỉnh cho nhau, tránh được những sai lầm lớn xảy ra.
* Yêu cầu quản lý, kiểm tra công chức.
Hoạt động kiểm soát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện và có hệ thống. Theo Người, để quản lý, kiểm tra công chức đạt được hiệu quả cao cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Người nhấn mạnh, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên, toàn diện góp phần bảo đảm mọi hoạt động công vụ của công chức đúng đường lối, chủ trương, chính xác. Thực hiện phương pháp đó Người yêu cầu cần kiểm tra công chức ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm. Đồng
thời, kiểm tra toàn diện tất cả các mặt hoạt động trong quá trình thực thi công vụ về năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; về văn hóa ứng xử với người dân, với đồng nghiệp và với cấp trên; về phương pháp, tác phong công tác. Người nhấn mạnh:
Kiểm tra phải có hệ thống nghĩa là khi đã có nghị quyết, thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân dân địa phương ấy. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn, để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để vượt qua mọi sự khó khăn [83, tr.637].
Phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát. Người yêu cầu mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra cần gương mẫu, trong sạch, liêm khiết; không lạm dụng quyền lực để hù dọa công chức và trù dập, tư lợi cá nhân; cần quyết liệt, không nể nang, né tránh, ngại va chạm; kiểm tra cần chính xác, khách quan, đúng người, đúng việc; kiểm tra với tinh thần, thái độ, trách nhiệm cao nhất; kiểm tra và đề xuất với cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức các hình thức kiểm điểm nhằm răn đe với những hành vi sai trái, tiêu cực trong thực thi công vụ của đội ngũ công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
Không thể gặp ai cũng phái đi kiểm tra. Người lãnh đạo phải tự mình làm việc kiểm tra, mới đủ kinh nghiệm và oai tín. Nhưng người lãnh đạo cần phải có một nhóm cán bộ nhiều kinh nghiệm và giàu năng lực để giúp mình đi kiểm tra. Ai đi kiểm tra việc gì, nơi nào nếu có sơ suất thì người ấy phải chịu trách nhiệm [83, tr.637].
Sử dụng nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong quản lý, kiểm tra công chức. Theo Người, tự phê bình và phê bình sẽ giúp mỗi công chức nhận ra tồn tại, khuyết điểm, sai lầm của bản thân để sửa chữa, khắc phục. Người từng khẳng định: “Kiểm tra phải dùng cách thức thật thà tự phê bình và phê bình, để tỏ rõ hết mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa những khuyết điểm
ấy. Như thế, thì cán bộ càng thêm trọng kỷ luật và lòng phụ trách” [83, tr.637]. Trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình, theo Người cần phê bình đúng người, đúng việc, phê bình việc chứ không phê bình người; phê bình phải kiên quyết, triệt để, song phải khéo léo, tế nhị, đúng nơi, đúng chỗ. Phê bình phải có lý, có tình, giúp mỗi công chức có cơ hội sửa chữa khuyết điểm, sai lầm. Người kịch liệt phê phán việc lợi dụng tự phê bình và phê bình để trả thù cá nhân, trù dập công chức.