Giá trị lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 75 - 78)

nghiêm minh của kỷ luật buộc mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành theo, vừa bảo đảm tính nhân văn, nhân đạo trong đánh giá và xử lý với những hành vi sai trái của đội ngũ công chức.

2.3. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨCÔNG CHỨC CÔNG CHỨC

2.3.1. Giá trị lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũcông chức công chức

Một là, bổ sung và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cán bộ, công chức trong điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh thấy rằng, các nhà kinh điển luôn đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức. Hồ Chí Minh cho rằng, Mác và Ăngghen đã có công phác thảo nên những vấn đề ban đầu về lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức của giai cấp vô sản. Trong thực tiễn thời kỳ Đảng Cộng sản còn chưa nắm và xây dựng chính quyền, C.Mác và Ph.Ăngghen chưa nói nhiều về vấn đề cán bộ, công chức. Hai ông chủ yếu quan tâm tới việc xây dựng một đội ngũ cán bộ tuyên truyền cổ động nhằm đưa tư tưởng cộng sản vào phong trào công nhân quốc tế. Chú trọng tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ để lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế trong đấu tranh chống giai cấp tư sản nhằm lập ra một chính đảng của giai cấp vô sản.

Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã đưa ra nhiều quan niệm mới về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. V.I.Lênin cho rằng, không một phong trào cách mạng nào vững chắc nếu không có một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm những người

lãnh đạo. Trong quan niệm của mình, V.I.Lênin đặc biệt quan tâm chú trọng tới việc lựa chọn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - lực lượng nòng cốt của Đảng Cộng sản Nga nhằm quản lý nhà nước và xã hội. Khi chưa giành được chính quyền, V.I.Lênin đã đề cao vai trò của cán bộ, khi Đảng Cộng sản đã giành được chính quyền, cán bộ, công chức càng có vai trò quan trọng hơn. Ông quan niệm, người Cộng sản lãnh đạo chỉ có một cách duy nhất để khẳng định quyền lãnh đạo của mình là tìm cho bằng được nhiều và ngày càng nhiều những người phụ tá, biết giúp đỡ, đề bạt, giới thiệu, cũng như chú ý tới kinh nghiệm của họ.

Nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển về cán bộ, công chức, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy những giá trị cốt lõi mang tính định hướng cho công tác xây dựng đội ngũ công chức Việt Nam, qua đó hình thành nên những tư tưởng độc đáo, sáng tạo về vấn đề trên. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp xây dựng đội ngũ công chức Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ sung và phát triển nhiều quan điểm mới về công chức và xây dựng đội ngũ công chức phù hợp với thực tiễn xây dựng Nhà nước ở Việt Nam như: vai trò của đội ngũ công chức; tiêu chuẩn đội ngũ công chức; tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng công chức; phương pháp xây dựng. Những sáng tạo đó của Người là rất toàn diện, cơ bản, sâu sắc làm cơ sở, nền tảng cho xây dựng đội ngũ công chức nhà nước hiện nay cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam để Đảng và Nhà nước đề ra đường lối, chủ trương xây dựng đội ngũ công chức nhà nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức có giá trị lý luận to lớn, là cơ sở khoa học quan trọng, nền tảng để Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Nhiều các văn bản, nghị quyết và chỉ đạo thực tiễn đầy sáng tạo của Đảng và Nhà nước có xuất phát từ nền tảng đó. Những nội dung như: thi tuyển công chức, tinh giản biên chế,

trọng dụng nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng công chức, bổ nhiệm luân chuyển công chức, v.v. là minh chứng tiêu biểu cho sự vận dụng sáng tạo đó.

Qua các thời kỳ cách mạng, kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về công chức và xây dựng đội ngũ công chức, Đảng ta vẫn coi công chức là một khâu quan trọng trong bộ máy nhà nước và tiến trình cách mạng. Qua đó, Đảng đã lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và phân bổ sử dụng công chức nhà nước cho các nhiệm vụ chính trị một cách khoa học, hợp lý. Đội ngũ công chức nhà nước hoạt động và trưởng thành hùng hậu bảo đảm đủ về số lượng, cao về chất lượng bao gồm công chức lãnh đạo, quản lý, công chức nghiệp vụ chuyên ngành trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v..

Ba là, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức là cơ sở lý luận sắc bén của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, cơ hội, phản động của các thế lực thù địch.

Nhiều thế lực thù địch, cơ hội, phản động vu khống trắng trợn rằng, Đảng và Nhà nước vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức một cách hời hợt, thiếu sát thực, hiệu quả đạt được còn thấp. Quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm, thiếu căn cứ. Có thể nói, sau sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 8 năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn thể hiện sự sáng tạo, quyết liệt trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Với quyết tâm và trách nhiệm trước vận mệnh và sự tồn vong của dân tộc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều đường lối, chủ trương, chính sách, các nghị quyết, chỉ thị về tinh giản biên chế; về thi tuyển công chức và các chức danh lãnh đạo, quản lý; về quản lý, kiểm tra công chức; về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức; về bổ nhiệm, luân chuyển công chức và chính sách công chức. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước, cũng như hiệu quả hoạt động công vụ. Cùng với đó, trong thực tế, Đảng luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh mạnh mẽ và xử lý nghiêm minh trước pháp luật, không có “vùng cấm” với các

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w