Đội ngũ công chức không ngừng tự học tập, nâng cao trình độ văn hóa, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 72 - 73)

văn hóa, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác

Không ngừng học tập, nâng cao trình độ văn hóa, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ là giải pháp có vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng đội ngũ công chức. Đội ngũ công chức muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao, muốn hoàn thiện bản thân, muốn đóng góp xây dựng nền công vụ nước nhà đòi hỏi mỗi người trong họ cần có trình độ, có kỹ năng và phương pháp công tác khoa học, hợp lý.

Xây dựng và củng cố động cơ trong học tập, rèn luyện. Động cơ là yếu tố bên trong, chi phối tới thái độ, niềm tin và tích tích cực, tự giác của mỗi công chức trong học tập, rèn luyện. Động cơ học tập, rèn luyện của mỗi công chức mà trong sáng và rõ ràng thì kết quả học tập, rèn luyện và hoạt động công vụ sẽ cao. Nếu thiếu động cơ hoặc động cơ không trong sáng công chức sẽ thiếu niềm tin, thiếu động lực phấn đấu, từ đó dẫn tới kết quả công việc, học tập thấp. Trên cơ sở hình thành và củng cố động cơ, Người yêu cầu mỗi công chức cần nỗ lực, cố gắng, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Người nhấn mạnh: “Phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ mà người cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được, do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong việc học tập” [89, tr.98].

Có thái độ cầu thị, khiêm tốn, không tự kiêu, tự mãn trong học tập. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi công chức trong học tập cần có thái độ khiêm tốn, cầu thị, không được tự cao, tự đại. Người chỉ rõ, biết khiêm tốn chính là phương pháp hữu hiệu nhất giúp mỗi công chức không ngừng nỗ lực, cố gắng trong học tập, công việc. Người nhấn mạnh, tự kiêu, tự mãn chính là con đường ngắn nhất làm mất động lực phấn đấu, suy giảm ý chí, mục tiêu, là kẻ thù làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập và công tác của bản thân mỗi công chức.

Trong học tập, làm việc mỗi công chức cần phát huy tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đây là phương pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động học tập và thực thi công vụ của mỗi công chức. Theo Người, độc lập, tự chủ, sáng tạo sẽ giúp mỗi công chức chủ động hơn trong học tập và nắm rõ nội dung của bài học. Người nhấn mạnh:

Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ... phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều [89, tr.98-99].

Cần kiên quyết đấu tranh chống lại thói lười học, thụ động trong thực thi công vụ. Hồ Chí Minh cho rằng, lười học là một tật xấu, khuyết điểm của mỗi công chức. Khuyết điểm này làm cho họ bị hạn chế trong việc nhận thức, tiếp thu kiến thức bài học; không kích thích và phát triển sự sáng tạo; hình thành thói quen chông chờ, ỷ lại, thụ động trong phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ công chức; ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập và hiệu quả hoạt động công vụ sau này.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w