Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những công chức không đủ phẩm chất, năng lực, làm trong sạch bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 73 - 75)

công chức không đủ phẩm chất, năng lực, làm trong sạch bộ máy nhà nước

Hồ Chí Minh cho rằng, trong quá trình thực hiện công vụ cần chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những công chức thoái hóa, biến chất,

không đủ năng lực ra khỏi hàng ngũ, làm trong sạch môi trường công vụ. Theo Người, nếu chúng ta không kiên quyết phòng ngừa và có biện pháp mạnh tay để răn đe, nhiều công chức sẽ rơi vào chủ nghĩa cá nhân tham ô, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động công vụ và uy tín của Đảng, của cách mạng trước nhân dân.

Thực hiện tốt giải pháp trên theo Người, trước tiên cần chủ động phòng ngừa các sai phạm, khuyết điểm của công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chủ động phòng ngừa góp phần kịp thời ngăn chặn những sai lầm, thiếu sót, khuyết điểm của đội ngũ công chức, bảo đảm giữ được công chức và không gây tổn hại tới lợi ích chung của tổ chức, cơ quan, đơn vị. Chủ động phòng ngừa theo Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ công chức tránh tiêu cực, tham nhũng trong thực thi công vụ. Bên cạnh đó, mỗi công chức cần tự giáo dục, tự rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực. Tích cực học tập nâng cao trình độ, bảo đảm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, uốn nắn, sữa chữa kịp thời sai lầm, khuyết điểm của đội ngũ công chức. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cơ quan, đơn vị, tổ chức và trong mỗi công chức.

Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, loại bỏ những hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật trong thực thi công vụ và đời sống của đội ngũ công chức. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ luật có vai trò hết sức quan trọng với mỗi công chức trong thực thi công vụ, qua kỷ luật giúp mỗi công chức điều chỉnh thái độ, nhận thức, hành vi. Kỷ luật bảo đảm tạo sức răn đe, giúp cơ quan, đơn vị, tổ chức mạnh lên. Quá trình xử lý kỷ luật công chức, Người nhấn mạnh cần phải kiên quyết, triệt để, không nể nang, né tránh, bao che hoặc lợi dụng kỷ luật để trù dập nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý, xử phạt công chức là một yêu cầu bắt buộc, song phải bảo đảm có lý, có tình, phù hợp với truyền thống đạo đức, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Người nhấn mạnh: “Khi họ sai lầm thì dùng cách "thuyết

phục" giúp cho họ sửa chữa. Không phải một sai lầm to lớn, mà đã vội cho họ là "cơ hội chủ nghĩa", đã "cảnh cáo", đã "tạm khai trừ". Những cách quá đáng như thế đều không đúng” [83, tr.316]. Đây là tư tưởng độc đáo, sáng tạo của Chủ tịch

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w