Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 104 - 116)

3.2.2.1. Hạn chế

Công tác tuyển dụng công chức nhà nước còn nhiều hạn chế.

Trong những năm vừa qua, nhìn chung việc tuyển dụng công chức trong các cơ quan nhà nước mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều khuyết điểm, tồn tại lớn trong tất cả các khâu từ lập đề xuất tuyển dụng tới quá trình coi thi, chấm thi và xét tuyển đặc cách. Hiện nay, việc tuyển dụng công chức quá chú trọng tới tiêu chí bằng cấp và nội dung kiến thức về quản lý nhà nước mà xem nhẹ kỹ năng công tác. Việc ứng dụng phương tiện, kỹ thuật hiện đại vào các khâu của quá trình tuyển dụng chưa nhiều. Nội dung đề thi ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa hợp lý, chưa phân loại được trình độ của các ứng viên. Chất lượng ứng viên dự thi công chức ở các các địa phương, cơ quan, đơn vị, ngành nghề không đồng đều, những sinh viên giỏi, xuất sắc chủ yếu tập trung đăng ký dự tuyển tại các đô thị lớn và ngành nghề như thuế, hải quan, kho bạc, v.v. trong khi đó, ở

những vùng xâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số ngành nghề lại có rất ít ứng viên giỏi, có trình độ dự thi. Tính minh bạch trong tuyển dụng công chức còn nhiều bất cập. Việc tiêu cực, tham nhũng trong thi và xét tuyển công chức vẫn còn xảy ra. Tình trạng chạy công chức, gửi gắm, nhờ vả còn diễn ra nhiều. Cá biệt có cơ quan, đơn vị còn diễn ra tình trạng lộ đề thi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Đảng, Nhà nước và chế độ. Theo kết quả điều tra xã hội học (tại phụ lục 2), có tới 27,67% công chức khi được hỏi nói cơ quan mình có tiêu cực, tham nhũng trong thi tuyển công chức và 5,67% trả lời là có nhưng ít.

Số lượng đội ngũ công chức nhà nước tuy tăng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Tình trạng dư thừa biên chế đang diễn ra tại nhiều cơ quan, đơn vị. Những năm vừa qua, nhìn chung đội ngũ công chức nhà nước tăng nhanh và dư thừa khá nhiều. Đại bộ phận các cơ quan nhà nước đều lấy dư thừa biên chế so với quy định và chỉ tiêu biên chế được khoán. Đặc biệt, tình trạng dư thừa công chức là cấp phó ở các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị khá phổ biến, cá biệt có đơn vị chỉ toàn lãnh đạo, không có nhân viên. Đây là thực trạng nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả, năng suất lao động của hoạt động công vụ.

Đội ngũ công chức nhà nước có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Xét về tổng thể số lượng đội ngũ công chức nhà nước quá đông và dư thừa, song tại một số nơi và một số ngành nghề lại đang diễn ra tình trạng thiếu công chức, hoặc có nhưng chất lượng kém. Đặc biệt, trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo tình trạng thiếu đội ngũ công chức có trình độ diễn ra một cách hết sức nghiêm trọng. Một số cơ quan không có nhiều lợi ích, bổng lộc về kinh tế việc thu hút nhân tài cũng gặp nhiều khó khăn. Tại nhiều địa phương, đơn vị có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ giữa nam giới và nữ giới. Theo số liệu điều tra (phụ lục 2), có tới 65,67% là nam giới, trong khi nữ giới chỉ là 34,33%. Báo cáo chuyên đề của Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ (Phục vụ Hội nghị khảo sát, tọa đàm khoa học với Đoàn cán bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương), tính đến năm 2017: “Trong tổng số cán bộ, công chức cấp huyện trở lên là 323.349 người, nữ giới chỉ có 124.046, chiếm 38,36%” [6, tr.1].

Cơ cấu công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài, tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến. Hiện nay, tại nhiều cơ quan Nhà nước việc xây dựng, quy hoạch đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý chưa có tính kế thừa. Nhiều cơ quan, độ tuổi giữa các công chức khá tương đồng, do đó khó tìm được người thay thế các vị trí lãnh đạo, quản lý khi có người về hưu hoặc luân chuyển. Cấp ủy nhiều nơi chưa quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận và kế tiếp, do đó để bổ nhiệm được một chức danh tại chỗ ở nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Qua khảo sát (phụ lục 2), người trong độ tuổi từ 40 đến 50 chiếm tỷ lệ khá cao lên đến 42,67%; độ tuổi trên 50% chiếm 9,67%. Số liệu tổng hợp từ Báo cáo chuyên đề của Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ tính tới ngày 31/12/2012: “Trong tổng số 295.536 công chức hiện có ở 95/96 bộ, ngành (thiếu Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, không kể Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), địa phương (từ cấp huyện trở lên) độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm khá đông 87.197 người, chiếm 29,5%; từ 51 đến 60 là 59.042 người, chiếm 20,0%” [5, tr.10-11].

Chất lượng đội ngũ công chức nhà nước mặc dù được nâng cao, song vẫn còn nhiều hạn chế cả về phẩm chất và năng lực.

Một số cán bộ công chức nhà nước có trình độ học vấn thấp, nhất là lực lượng công chức cấp xã. Hiện nay, đội ngũ công chức nhà nước mặt bằng chung có trình độ học vấn chưa cao. Đội ngũ công chức ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa có bằng đại học vẫn còn nhiều. Trong đó, đội ngũ công chức cấp phường, xã gần như chưa có bằng đại học, hoặc có cũng là đào tạo chuyên tu, tại chức, từ xa, lực lượng này làm việc chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm, thiếu tính chuyên nghiệp, do đó ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động công vụ. Ở cấp xã tại hầu hết các tỉnh, thành những năm vừa qua chưa tiến hành thi tuyển công chức, vẫn sử dụng hình thức xét tuyển, do đó phần đông là lấy con em lãnh đạo, ít chọn được người tài, người có trình độ học vấn, đây là một bất cập hết sức nhức nhối hiện nay. Theo kết quả điều tra (phụ lục 2), 10% công chức mới có bằng trung cấp, cao đẳng. Trong khi đó, trình độ tiến sĩ chỉ là 1,67%. Cũng theo kết quả điều tra tại phụ lục 2, có tới 15% công chức mới có trình độ sơ cấp về lý luận

chính trị, nhưng cao cấp chỉ có 13,33%; về ngạch công chức chỉ có 4,34% công chức là chuyên viên cao cấp, song có tới 22,33% là nhân viên và 10% là cán sự. Số liệu từ Báo cáo chuyên đề của Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ chỉ ra rằng, tính tới ngày 31/12/2012:

Về ngạch công chức còn 50.343 người, chiếm 17,0% có ngạch cán sự và tương đương, ngạch nhân viên là 22.053 người chiếm 7,5%...Về trình độ chuyên môn của công chức cả nước có tới tận 12.885 người (4,4%) mới có bằng cao đẳng, trung cấp là 39.091 người (13,2%), trình độ sơ cấp là 11.036 người chiếm 3,7%...Về trình độ lý luận chính trị, vẫn còn 58.340 người (19,7%) mới đạt trình độ sơ cấp, số còn lại chưa qua đào tào chiếm tới 96.622 người (32,7% [5, tr.11-12].

Trình độ ngoại ngữ, tin học của nhiều công chức nhà nước vẫn còn khá nhiều hạn chế. Theo số liệu tính tới ngày 31/12/2012: “Về trình độ tin học của công chức cả nước còn tới 75.925 chiếm 25,7% chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ. Về trình độ ngoại ngữ có 79.451 người (26,9%) chưa qua đào tạo, bồi dưỡng” [5, tr.12]. Như vậy, số lượng đội ngũ công chức chưa qua đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng mềm như ngoại ngữ và tin học còn khá nhiều. Thực trạng trên là đáng báo động, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả, chất lượng hoạt động công vụ.

Phương pháp, tác phong công tác của một số công chức nhà nước chưa khoa học, hợp lý, hiệu quả công việc thấp. Nhiều công chức chưa biết xây dựng kế hoạch làm việc một cách khoa học, do đó trong thực hiện các nhiệm vụ còn để xảy ra nhiều bất cập như bỏ sót việc, tồn đọng việc, việc đáng làm trước thì không làm, làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động công vụ. Bên cạnh đó, vẫn còn một số công chức làm việc không đúng giờ, đi muộn, về sớm. Tính cụ thể, tỉ mỉ, ngăn nắp, khoa học của một số công chức trong công việc còn thấp.

Một bộ phận lớn công chức nhà nước thiếu năng động, sáng tạo. Đây cũng là một thực trạng diễn ra tại nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức. Quá trình thực thi công vụ, nhiều công chức chưa thực sự năng động, sáng tạo, tự chủ. Vẫn còn tình trạng công chức thụ động, thiếu tính sáng tạo, làm việc một cách quá máy

móc. Không chịu học hỏi và nắm bắt kịp thời những thay đổi trong văn bản, nghị quyết, chỉ thị, từ đó giải quyết các hoạt động công vụ sai nguyên tắc gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và làm thất thoát tài sản, giảm uy tín của Đảng, Nhà nước. Nhiều công chức giấu dốt, không chịu học tập kinh nghiệm, kiến thức của đồng chí, đồng nghiệp trong quá trình xử lý các hoạt động công vụ.

Một số công chức nhà nước thiếu sâu sát và kinh nghiệm thực tế. Có thể nói hiện nay đội ngũ công chức Việt Nam kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, sự sâu sát chưa cao. Trong quá trình giải quyết và xử lý các hoạt động công vụ không ít công chức còn lúng túng trước các vấn đề phát sinh. Nhiều công chức xử lý các nguyện vọng, đề xuất của nhân dân còn dập khuôn, máy móc, nguyên tắc xa rời thực tế, thiếu sự linh hoạt. Trong khi đó, lại có không ít công chức xử lý thiên về tình cảm, xa rời nguyên tắc, pháp luật, quy định, do đó dẫn tới sai lầm.

Một bộ phận đội ngũ công chức nhà nước thiếu bản lĩnh chính trị, suy giảm lý tưởng cách mạng. Đây là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hiện nay, trước tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường, một bộ phận công chức có biểu hiện hoài nghi, dao động tư tưởng chính trị, hoài nghi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số ít công chức mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước và mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Một bộ phận công chức khác có biểu hiện xa rời nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng. Nhiều công chức có biểu hiện nói và làm trái với nghị quyết, với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít. Một số công chức có biểu hiện giấu giếm khuyết điểm, ngại đấu tranh, nể nang, né tránh hoặc khi đấu tranh lại vu khống, bịa đặt nhằm trả thù cá nhân. Nhiều công chức có tình cảm hời hợt, thiếu động lực với nghề nghiệp. Theo phụ lục 2, vẫn còn 8,67% công chức có tình cảm bình thường với nghề nghiệp, 1,33% do bị gia đình ép buộc, 4% công chức vẫn còn chưa an tâm tư tưởng công tác.

Tình trạng công chức nhà nước thoái hóa, biến chất, tham nhũng, sách nhiễu dân vẫn còn xảy ra nhiều. Những năm qua, một bộ phận không nhỏ công chức có biểu hiện thoái hóa, biến chất. Nhiều công chức các cấp có hành vi tham ô, tham nhũng, lãng phí, giàu có một cách bất minh. Nhiều người trong số họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để trục lợi cá nhân. Có không ít công chức ăn chơi, sa đọa, cờ bạc, rượu chè, quan hệ nam nữ không trong sáng. Một số công chức tham gia và cổ vũ cho các tổ chức tôn giáo hoạt động bất hợp pháp. Một lực lượng công chức có biểu hiện mua quan, bán chức, chạy chức, chạy quyền, môi giới, hối lộ, chạy khen thưởng, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển. Nhiều công chức ăn chơi sa đọa, trái với thuần phong, mỹ tục, luân thường, đạo lý của gia đình và xã hội. Một lực lượng công chức háo danh, phô trương, chạy thành tích, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu nhằm đánh bóng tên tuổi để dễ bề tiến thân.

Văn hóa giao tiếp công sở, thái độ ứng xử trước nhân dân của một bộ phận công chức nhà nước chưa phù hợp. Những năm vừa qua, văn hóa công sở ở các cơ quan công quyền đang nổi lên nhiều vấn đề đáng báo động. Việc ứng xử của nhiều công chức trong quá trình giải quyết các hoạt động công vụ có lúc, có thời điểm còn khiếm nhã. Một số công chức chưa tận tâm, tận tình trả lời các câu hỏi, nguyện vọng, đề xuất của nhân dân. Không ít công chức có biểu hiện hách dịch, cửa quyền, vênh váo khi quan hệ và tiếp xúc với nhân dân. Vẫn theo kết quả điều tra tại phụ lục 2, có 92,67% công chức được hỏi cho rằng, giao tiếp, ứng xử là một kỹ năng cần có với mỗi công chức. Như vậy, vẫn còn 7,33% đội ngũ công chức xem thường giao tiếp, ứng xử một cách có văn hóa với nhân dân. Đây là con số đáng báo động, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước và chế độ.

Quy hoạch công chức nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng quy hoạch khép kín, cục bộ vẫn còn xảy ra ở nhiều cơ quan,

đơn vị và tổ chức. Hiện nay, tại nhiều nơi, việc quy hoạch cán bộ chủ yếu trong nội bộ cơ quan hoặc địa phương, vùng miền. Cấp ủy, tổ chức đảng tại nhiều cơ

quan thường có tâm lý chỉ lo quy hoạch cho người của cơ quan mình, không muốn tiếp nhận người trong quy hoạch từ nơi khác về.

Hiện tượng mất dân chủ, bất bình đẳng trong quy hoạch vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Hiện tượng quy hoạch người thân, gia đình, cùng vây cánh, đệ tử, v.v. diễn ra một cách phổ biến. Biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, áp đặt ý chí của người đứng đầu trong quy hoạch còn diễn ra nhiều, vì vậy người được vào quy hoạch thường là ý muốn của cá nhân người đứng đầu. Nhiều cán bộ đưa vào quy hoạch một thời gian ngắn đã được bổ nhiệm ngay khi chưa qua đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển nhằm rèn luyện thử thách, vì vậy khi được bổ nhiệm nhiều mặt không đáp ứng được yêu cầu công việc. Tình trạng chạy quy hoạch vẫn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Những hiện tượng trên gây bức xúc trong tập thể cơ quan, đơn vị, trong đội ngũ công chức và trong toàn xã hội; làm triệt tiêu động lực phấn đấu của phần lớn công chức. Từ đó, làm ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi công vụ.

Việc quy hoạch treo vẫn khá phổ biến. Tại nhiều nơi, công chức được quy hoạch nguồn, song nhiều năm vẫn không được bổ nhiệm. Quy hoạch nhiều người cho một vị trí, song khi bổ nhiệm chỉ một người được, những người không được sẽ chán nản. Một số nơi, việc tạo nguồn bổ nhiệm cán bộ không có tính kế thừa, do đó giữa những công chức được quy hoạch và công chức là cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị có độ tuổi bằng hoặc gần bằng nhau nên quy hoạch chỉ là hình thức, là quy hoạch treo.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế cần tập trung giải quyết cả về nội dung, phương pháp và kinh phí.

Ở một số nơi do chưa có sự quan tâm đúng mức của cấp ủy, chính quyền nên hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước đạt được chưa cao. Đội ngũ công chức chủ yếu vừa học, vừa làm nên chất lượng học tập chưa được như mong muốn. Nhiều công chức khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng có biểu hiện thoái thác, chốn tránh vì sợ khi về mất chỗ, bị điều động sang vị trí khác kém hấp dẫn hơn. Công chức ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngại

đi học tập trung vì xa gia đình, đi lại khó khăn. Theo kết quả điều tra (phụ lục 2), khi được hỏi vẫn còn 10% công chức xem hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là hết

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w