Chủ động, sáng tạo, hết lòng, hết sức với công việc, nhiệm vụ, phần việc được giao

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 44 - 46)

phần việc được giao

Theo Người, mỗi công chức phải biết chủ động, tự xoay sở, tự mình thực hiện các nhiệm vụ được giao với nhiều hình thức mới mẻ, phong phú. Đây là nội dung quan trọng trong tiêu chuẩn đội ngũ công chức nhà nước. Hồ Chí Minh cho rằng, hoạt động công vụ là khó khăn, vất vả, mỗi công chức ngoài việc nắm vững nội dung chuyên môn của công việc, còn phải xử lý nhiều tình huống phát sinh khó lường trong thực tế. Vì vậy, đòi hỏi mỗi công chức phải chủ động, tự xoay sở thực hiện các công việc được giao nhanh gọn, chính xác và hiệu quả.

Hồ Chí Minh chỉ rõ, mỗi công chức phải biết chủ động, sáng tạo trong mọi công việc được giao. Quá trình đó, Người yêu cầu mỗi công chức cần chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân trong năm, trong quý, trong tháng, trong tuần và từng ngày; chủ động xử lý các văn bản chỉ đạo từ cấp trên và đề xuất của cấp dưới theo đúng trình tự, thủ tục, luật định một cách có lý, có

tình, tránh dập khuôn, máy móc; chủ động tham mưu, đề xuất những cách làm hay, sáng tạo với cấp trên; chủ động xử lý các tình huống phát sinh trong thực thi công vụ. Người chỉ rõ: “Anh em công chức, cực khổ khó nhọc, không hề phàn nàn, luôn luôn tận tụy làm trọn nhiệm vụ” [83, tr.356].

Người yêu cầu mỗi công chức không được nản chí, do dự, thụ động và không được tự tiện. Theo Người, những điều trên là đối nghịch với phẩm chất độc lập, tự chủ, sáng tạo ở mỗi công chức. Nó cản trở, làm cho hoạt động công vụ thiếu tính sáng tạo, chủ động, hiệu quả mang lại thấp, ảnh hưởng xấu tới sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cần đấu tranh loại bỏ chúng trong mỗi công chức và từng cơ quan, đơn vị.

Người chỉ rõ, nản chí, do dự, thụ động là hành động trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí, nghị lực và cố gắng trong công việc. Theo Hồ Chí Minh, nản chí là không chịu nỗ lực, cố gắng; hành động thiếu quyết liệt, dao động tư tưởng trước khó khăn, thất bại. Do dự, thụ động là hành động thiếu quyết đoán, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm. Người nhấn mạnh, mỗi công chức khi nản chí sẽ sinh ra do dự, thụ động, ỷ lại và ngược lại, khi họ do dự, thụ động chính là họ đang nản chí.

Cùng với nản chí, thụ động, Hồ Chí Minh kịch liệt lên án thói tự do, tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật trong thực hiện hoạt động công vụ của đội ngũ công chức các cấp. Người từng nhắc nhở:

Xét rằng một vài công sở đã tự tiện huỷ bỏ hay bán các công văn và hồ sơ cũ. Hành động ấy có tính cách phá hoại, vì sẽ làm mất những tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia. Vậy yêu cầu các ông Bộ trưởng ban chỉ thị cho nhân viên các sở phải gìn giữ tất cả các công văn, tài liệu và cấm không được huỷ những công văn, tài liệu ấy nếu không có lệnh trên rõ rệt cho phép huỷ bỏ… [82, tr.165].

Theo Người, trong hoạt động công vụ có nhiều nội dung cần phải bảo đảm bí mật, nhất là trong điều kiện đất nước đang bị kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy, đấu tranh chống lại thói tự do, tùy tiện, vô kỷ luật là việc làm hết sức cần thiết

nhằm xây dựng đội ngũ công chức Việt Nam vừa hồng, vừa chuyên. Quá trình đó, Người nghiêm cấm mọi hành vi bán hoặc hủy hoại các tài liệu, công văn cũ khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền; cần làm tốt công tác văn thư, lưu trữ, bảo đảm các tài liệu được giữ gìn một cách khoa học, cẩn thận, tránh hư hỏng, mất mát; trừng trị nghiêm khắc với những công chức có hành vi hủy hoại hoặc làm mất mát các tài liệu nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Văn Hòa (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w