Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 29 - 30)

GD là một hoạt động xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau, nhờ vậy mà xã hội loài người được tồn tại và phát triển. Trong hoạt động xã hội thì QL xã hội được hình thành là một tất yếu khách quan. GD là một hiện tượng xã hội, nên QLGD là một loại hình QL, một bộ phận của QL xã hội. Khi đề cập đến QLGD là đề cập đến việc QL mọi hoạt động GD con người trong xã hội.

Theo Frederick Winslow Taylor (1856-1915), người đề xuất thuyết “Quản lý theo khoa học” cho rằng: QL là biết được điều bạn muốn người khác làm, và sau đó thấy được họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Hoạt động QL ở bất kỳ tổ chức nào cũng đều có các hoạt động cơ bản liên quan đến các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin.

Tác giả Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh “QL giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể QL (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống GD tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất” [27]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp với quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [24].

Tác giả Trần Kiểm cho rằng khái niệm “Quản lý giáo dục” có hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô [34].

16

Đối với cấp vĩ mô: “QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành GD”

Từ những khái niệm nêu trên, có thể hiểu một cách khái quát: QLGD là hệ thống những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đưa hoạt động GD tới mục tiêu GD đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 29 - 30)