Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học phải gắn liền với những yêu cầu được trang bị đồng bộ kĩ thuật CNTT, về CSVC, thiết bị CNTT, kinh phí phục vụ. Vì vậy, nhà QL cần phải có kế hoạch xây dựng, sử dụng hiệu quả và bảo quản tốt CSVC, thiết bị CNTT tại cơ sở mình QL.
Đây cũng là yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật cũng như công tác QL ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật ở trường tiểu học, tôi rút ra một số kết luận sau:
Trong ứng dụng CNTT vào dạy học là việc áp dụng đưa CNTT vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức, tạo cho HS có kĩ năng hiểu biết về CNTT hiện nay và nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.
Trong công tác QL của hiệu trưởng cho việc QL ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học của GV là quá trình tác động của hiệu trưởng các trường tiểu học thông qua các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra đến GV tiểu học, dạy học tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học.
Nội dung QL ứng dụng CNTT và thực hiện các chức năng QL ứng dụng CNTT đã cũng đã được làm rõ trong chương.
Bên cạnh đó các yếu tố ảnh hưởng rất lớn cho công tác QL của hiệu trưởng nhà trường là: việc đầu tư cho trình độ chuyên môn về CNTT của CBQL, GV cũng hết sức quan trọng, nó tạo tiền đề cho thực hiện công tác đạt
39
hiệu quả cao; và QL về CSVC phục vụ ứng dụng CNTT vào dạy học. Vì thế các yếu tố ảnh hưởng đến QL ứng dụng CNTT vào dạy học bao gồm: Hiệu lực quản lý chuyên môn tại trường tiểu học; Đặc điểm nhận thức và tiếp thu tin học của HS tiểu học; trình độ chuyên môn về CNTT của CBQL, GV; Cơ sở vật chất, thiết bị CNTT tại trường tiểu học.
Trên đây là những lý luận cơ bản để tác giả làm căn cứ tiến hành điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn mĩ thuật trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
40
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Hậu Giang
2.1.1. Về kinh tế - xã hội
Phụng Hiệp là một huyện vùng nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km có diện tích 483,66 km2, dân số 193.704 người.
Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, địa hình chạy theo sông, kênh, rạch và các đường Quốc lộ chính như; đường tỉnh 927,đường 928, Quốc lộ 61 tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau: Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang; Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành.
- Nông nghiệp: là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Năm 2012 toàn huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa, sản lượng 295.543 tấn. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo. Ngoài lúa và cây ăn trái,
41
huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.
- Công nghiệp: Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty cổ phần Việt Long sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty trách nhiệm hữu hạn hải sản Việt Hải và một số Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Giao thông: Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư phát triển mạng lưới giao thông bộ đặt biệt là giao thông nông thôn. Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn; xe ôtô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn.
- Về dân số: Dân số trung bình của huyện: 193.704 người, dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người).
- Y tế: Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn.
- Văn hóa thông tin: Phụng Hiệp có 01 Trung tâm văn hóa, 11 nhà văn hóa với 12 thư viện, phòng đọc sách và 112 nhà thông tin, đáp ứng nhu cầu về văn hóa thông tin cho nhân dân trên địa bàn huyện.
42
Chính sách xã hội: Huyện luôn chú trọng đến công tác thương binh xã hội, xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, giải quyết chính sách đối với các gia đình có công với cách mạng như chi trả và trợ cấp, lương cho các đối tượng chính sách kịp thời, xây dựng nhà tình nghĩa, lập sổ vàng tiết kiệm…
2.1.2. Về phát triển giáo dục a. Thuận lợi a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT tạo tỉnh Hậu Giang, Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp, nhiều chủ trương được ban hành kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp GD&ĐT Phụng Hiệp tiếp tục phát triển.
- Sự quan tâm, chia sẻ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tạo điều kiện đầu tư xây dựng mới phòng học, phòng chức năng, hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất và cảnh quan sư phạm, góp phần nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cũng như giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường.
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực và trình độ nghiệp vụ vững vàng trong lĩnh vực QL và giảng dạy; nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; sự quan tâm, đồng tình của cha mẹ HS và xã hội trong công tác phối hợp giáo dục HS.
- Các ngành học, cấp học quyết tâm cao trong công tác tuyên truyền, vận động HS đến lớp, góp phần tích cực trong thực hiện kế hoạch chỉ tiêu giao.
- Ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ QL và GV được nâng lên; chất lượng chuyên môn ở từng bậc học khá đồng bộ, thích ứng với điều kiện sẵn có, từng bước góp phần tích cực vào công tác duy trì và ổn định chất lượng giáo dục.
43
b. Khó khăn
- CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập tuy được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành, nhất là đối với ngành học mầm non, tiểu học, từ đó dẫn đến việc tổ chức lớp học hai buổi/ngày và học bán trú ngành học mầm non tỷ lệ chưa cao; công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia theo tinh thần nghị quyết của huyện ủy còn gặp nhiều khó khăn; Kinh phí đầu tư, nâng cấp sửa chữa CSVC và mua sắm thiết bị cho giảng dạy còn ít.
c. Mạng lưới trường học
- Toàn huyện hiện có 68 trường trực thuộc với 184 điểm học (trong đó Mẫu giáo: 17 trường, 74 điểm học; Tiểu học: 38 trường, 93 điểm học; Trung học cơ sở: 12 trường và 01 trường TH&THCS Phương Ninh với 17 điểm học).
- Có 04 trường THPT và 01 Trung tâm giáo dục nghề - GD thường xuyên.
- Tổng số trường trực thuộc đạt chuẩn quốc gia là 35/68 trường, đạt tỷ lệ 51,47%.
(Số liệu năm học 2018 – 2019, Nguồn: phòng GD&ĐT huyện Phụng Hiệp)
d. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
- Tính đến cuối tháng 5 năm 2019 tổng số công chức, viên chức trong biên chế là 1934/1986 (Mẫu giáo: 408 GV; Tiểu học: 1.055 GV; THCS: 471 GV). Trong đó CBQL: 156; GV 1536; NV: 242
- Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100% (Trong đó: Đại học: 1.210; Cao Đẳng: 415; Trung cấp trở xuống: 309)
- Trên chuẩn: CBQL: 159/159, đạt 100%; GV: 1236/1536, đạt 80,52%; NV: 43/242, đạt 17,8%.
44
Năm qua được UBND huyện cho phép hợp đồng 437 giáo viên ngoài biên chế để đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
(Số liệu năm học 2018 – 2019, Nguồn: phòng GD&ĐT huyện Phụng Hiệp)
đ. Về qui mô học sinh
Toàn ngành có 1258 nhóm lớp, học huy động các cấp đạt 38490/38134 chỉ tiêu giao, đạt 100.9%. Theo thống kê bảng 2.1 các cấp học trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.
Bảng 2.1. Các cấp học trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.
Cấp học Số lớp Huy động học sinh ra lớp Kế hoạch chỉ tiêu giao Kết quả thực hiện Đạt tỷ lệ (%) Mẫu giáo 243 7.438 7.042 105,6 Nhóm trẻ 522 400 130,5 Tiểu học 671 16.924 16.750 101,03 THCS (kể cả học sinh đi học ngoài địa bàn) 275 10.940 10.818 101,12 THPT 69 2.666 3.124 85,33 Tổng 1.258 38.490 38.134 100,9
(Số liệu năm học 2018 – 2019, Nguồn: phòng GD&ĐT huyện Phụng Hiệp)
2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Mục đích là nhằm tìm hiểu thực trạng khách quan về ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật tiểu học ở các trường tiểu học... Trên cơ sở đó
45
đánh giá thực trạng của QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học
2.2.2. Khách thể khảo sát
Tác giả đã gửi phiếu điều tra đến 36 CBQL các trường tiểu học, 30 GV và 300 HS đang trực tiếp giảng dạy, học mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang về vấn đề sử dụng CNTT trong dạy học nói chung và trong môn mĩ thuật nói riêng.
2.2.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang qua ba nhóm nội dung như:
Một là : Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về vai trò ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và trong dạy học môn mĩ thuật nói riêng ở các trường tiểu học.
Hai là: Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong nội dung dạy học (chuẩn bị bài giảng, tổ chức giảng dạy trên lớp, kiểm tra đánh giá và lưu trử, tìm kiếm dữ liệu).
Ba là: Khảo sát việc thực hiện các chức năng QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học..
2.2.4. Phương thức khảo sát
Sử dụng phối hợp các phương pháp thực tiễn, trong đó có sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát giờ học, dự giờ trên lớp...
2.2.5. Cách thức xử lý số liệu
Tác giả thu thập số liệu, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học để tính phần trăm (%), xếp vị trí mức độ của từng số liệu các kết quả cần khảo sát, đánh giá sử dụng phần mềm MS Excel và biểu đồ cột.
46
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
2.3.1. Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học
Để biết được thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật và nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp tổ chức triển khai việc ứng dụng hoạt động CNTT trong QL dạy học ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, tác giả đã tiến hành khảo sát, GV của 30 trường theo 3 khu vực cụm khác nhau (khách quan) với 4 mức độ sử dụng CNTT (rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết) và đã thu được những kết quả như sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp nhận thức về sự cần thiết ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật
Khu vực vùng
Số phiếu
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Chưa cần thiết
Phiếu % Phiếu % Phiếu % Phiếu %
Thành thị 10 8 80 2 20 0 0 0 0 Nông thôn 10 6 60 3 30 1 10 0 0 Vùng sâu 10 2 20 3 30 5 50 0 0 Tổng 30 16 53 8 27 6 20 0 0
Qua kết quả tổng hợp ta có số liệu về sự cần thiết ở khu vực thành thị rất cao chiếm tỉ lệ 100%, về khu vực nông thôn thì tỉ lệ thấp hơn chỉ đạt 90%, và ngược lại khu vực vùng sâu sự cần thiết chỉ đạt 50% được thể hiện trong
47
Nhìn chung đội ngũ GV mĩ thuật ở trường cho rằng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là cần thiết. Số GV cho rằng mức độ chưa cần thiết thì không có, chỉ có một số ít GV cho là ít cần thiết chủ yếu là GV sắp nghỉ hưu, GV hợp đồng, ngại ứng dụng CNTT, ngại thay đổi trong dạy học. Họ tiếp thu CNTT rất chậm có khi là không sử dụng được.
Qua đó, có thể thấy rằng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật ở huyện được đa số GV nhận thức đó là một yêu cầu cần thiết. Đây là nhận thức rất tiến bộ và đúng đắn đồng thời là cơ sở để tôi tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của đội ngũ GV và thực trạng QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật ở huyện Phụng Hiệp.
2.3.2.Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của GV
Qua khảo sát bảng 2.3 cho thấy, về cơ bản đội ngũ GV đã đánh giá đúng những biểu hiện về mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động tổ chức giảng dạy trên lớp, phù hợp với các yêu cầu thực tiễn đối với GV khi ứng dụng CNTT trong dạy học mĩ thuật ở huyện.
S T T Nội dung Tốt Khá T.Bình Yếu Vị trí mức độ Phiếu % Phiếu % Phiếu % Phiếu %
1 CNTT vào chuẩn
bị bài giảng 15 50 10 33 5 17 0 0 2
2 CNTT vào tổ chức
giảng dạy trên lớp 17 56,7 9 30 4 13,3 0 0 1
3 CNTT vào kiểm tra, đánh giá HS 11 36,7 8 26,7 7 23,3 4 13,3 4 4 CNTT vào lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu dạy học 14 46,8 8 26,6 8 26,6 0 0 3
48
Tuy nhiên, thực trạng mức độ ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp còn (13,3%) của đội ngũ GV còn ở mức độ chưa cao. Đặc biệt đây là đội ngũ GV lớn tuổi chưa theo kịp việc ứng dụng CNTT. Do đó cần phải quan