Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 30)

Ứng dụng CNTT đang được thực hiện rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cách sống, học tập và làm việc của con người. CNTT góp phần tạo ra nhiều ngành kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Để làm được thì phải học, thấy rõ tầm quan trọng này, Chính phủ QĐ số 117/QĐ - TTg về việc phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong QL và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”[8].

Đứng trước tình hình mới đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ người lao động mới, sáng tạo, có trình độ nhận thức cao. Đáp ứng nhu cầu cấp bách đó của xã hội thì việc giáo dục con người phát triển toàn diện là mục tiêu hàng đầu. Trong đó ứng dụng CNTT trong dạy mĩ thuật hiện nay đóng một vai trò không nhỏ trong sự nghiệp giáo dục thẩm mĩ. Mỗi giáo viên là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, trong dạy và học. Muốn có kết quả và chất

17

lượng cao, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong dạy học tạo hứng thú say mê cho học sinh. Đòi hỏi nhà quản lý phải có hình thức QL chặc việc tổ chức dạy học của GV vào các hoạt động tổ chức dạy đạt kết quả cao.

1.2.2. Quản lý nhà trường và hoạt động dạy học tiểu học a. Quản lý nhà trường a. Quản lý nhà trường

Nhà trường là một tổ chức GD cơ sở mang tính nhà nước, xã hội, sư phạm, trực tiếp làm công tác đào tạo, thực hiện việc giáo dục cho thế hệ trẻ. Nhà trường là tế bào cơ sở, chủ chốt của bất cứ hệ thống GD ở cấp nào (từ cơ sở đến trung ương). Do đó, QL nhà trường nhất thiết phải vừa có tính chất nhà nước, vừa có tính chất xã hội, lại vừa có tính sư phạm.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD, để thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS” [28].

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “QL nhà trường có thể hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể QL đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến” [34].

Trong nhà trường thì chủ thể QL là lãnh đạo nhà trường (hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng).

Như vậy, có thể hiểu: QL nhà trường là hệ thống những tác động sư phạm hợp lý, có hướng đích của chủ thể QL để huy động tối ưu các nguồn lực nhằm làm cho nhà trường hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu đề ra.

18

b. Hoạt động dạy học tiểu học

Quá trình dạy học có những nhân tố cấu trúc được sắp xếp theo thứ tự xác định. Trong đó mục đích dạy học là nhân tố quyết định toàn bộ quá trình. Nó được cụ thể hoá ở nội dung dạy học. Nhân tố PPDH chịu sự chi phối của chính nội dung dạy học, mục đích, phương pháp là các nhân tố phản ánh rõ nhất tính chất của quá trình dạy học. Thông qua các nhân tố này mới diễn ra sự tác động qua lại của hai mặt thống nhất trong cùng một quá trình dạy học.

Mối liên hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học được tóm tắt qua sơ đồ 1.1.

Các nhân tố của quá trình dạy học không tồn tại biệt lập, chúng có mối liên hệ tác động qua lại một cách biện chứng, phản ánh tính qui luật của quá trình dạy học.

QL hoạt động dạy là QL chương trình, nội dung, PPDH thông qua quy chế chuyên môn, thông qua chỉ đạo việc đổi mới PPDH, thông qua kiểm tra đánh giá … MỤC ĐÍCH NỘI DUNG KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY

19

QL hoạt động học của HS là QL quá trình tiếp thu kiến thức của HS, hướng HS vào những nội dung trọng tâm của môn học, của từng chương, từng bài, có phương pháp học tập cá nhân cho từng môn học phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

Vai trò của người GV tiểu học phát huy bao nhiêu thì chất lượng của HS tốt hơn bấy nhiêu, tạo cơ sở để nâng cao chất lượng GD ở các bậc học sau. Qua sơ đồ hoạt động dạy học của GV, ta thấy GV tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp kiến thức nền tảng và xây dựng nhân cách ban đầu, thời kỳ phát triển nhanh của HS tiểu học.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, trong nền kinh tế tri thức, nhân loại trải qua thời kỳ mới, kỷ nguyên thông tin, trí tuệ nhân tạo. Tri thức, trí tuệ của con người trở thành nguồn vốn chủ yếu của xã hội ngày nay. Các quan niệm sư phạm cũng dần dần thay đổi. Tuy thế, vai trò của người GV vẫn có ý nghĩa quyết định đến chất lượng GD mang ý nghĩa cốt lõi nền tảng ban đầu của GD. Người GV tiểu học phải giỏi các kỹ năng sư phạm hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn. Họ phải có năng lực thực sự, có vốn kiến thức căn bản trải rộng và có kỹ năng sư phạm.

Trong việc đổi mới chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học đã thực hiện ở những năm qua cho thấy để đáp ứng mục tiêu mới của GD, người GV tiểu học đòi hỏi phải rèn luyện kỹ năng sư phạm và trau dồi kiến thức chuyên môn.

Nghị quyết TW2 (Khóa VIII) cũng đã khẳng định “GV là nhân tố quyết định chất lượng của GD và được xã hội tôn vinh”. Tuy vậy trong thời đại hội nhập, nền kinh tế tri thức, với xu thế mà con người đang tồn tại trong thế giới phẳng, thông tin có thể đến với từng người chúng ta một cách nhanh nhất và nguồn thông tin rất phong phú đa dạng. Vai trò của người GV có thay đổi đáng kể. Người thầy không phải là nguồn cung cấp thông tin duy nhất với HS.

20

Như vậy, trong nhà trường, việc QL hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò đóng vai trò quan trọng. QL hoạt động dạy học là QL nội dung chương trình theo mục tiêu của nhà trường, QL quá trình truyền thụ kiến thức của GV, QL việc thực hiện chương trình dạy học và QL sự tiếp thu kiến thức của HS.

1.2.3. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin

Luật CNTT năm 2013 cho rằng: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm năng cao nâng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” [28].

Ứng dụng CNTT trong dạy học là quá trình ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học một cách hợp lý. Trong quá trình dạy học ứng dụng CNTT phải đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ và cường độ. Ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm đổi mới PPDH.

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học được biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ vào hoạt động của QL, của người dạy và người học, cùng với xu thế phát triển GD tiểu học hiện nay, trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả xin được tiếp cận dựa trên 4 bước ứng dụng CNTT cơ bản nhất ở trường học như sau:

Bước 1: Ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học. Ứng dụng CNTT để trợ giúp GV một số thao tác nghề nghiệp như soạn thảo giáo án, in ấn tài liệu… Đây là khâu vô cùng quan trọng để chuẩn bị cho quá trình đứng lớp của GV. Đây là bước ứng dụng CNTT trong dạy học phổ biến nhất ở các trường học hiện nay.

Bước 2: Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học (hỗ trợ phương pháp và kỹ năng dạy học của GV). Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học. GV sử dụng một số phần mềm

21

như MS.PowerPoint hoặc violet để giúp cho việc thiết kế bản trình chiếu, nội dung trình chiếu đẹp và hiệu quả. Tuy nhiên, đây không phải là đã thiết kế được một giáo án điện tử.

Bước 3: Ứng dụng CNTT trong đánh giá kết quả dạy học. GV cần phải sử dụng phần mềm dạy học chuyên dùng để tổ chức dạy học cho từng bộ môn. Để sử dụng hiệu quả những phần mềm này đòi hỏi GV phải có trình độ cơ bản về CNTT cũng như phải có kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo. Làm được điều này sẽ góp phần khuyến khích tạo động lực để người học say mê học tập.

Bước 4: Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng nhằm mục đích để tích hợp CNTT vào quá trình dạy học. Hướng tới việc GV ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, từ việc xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá… đối với bước này, yêu cầu GV phải có trình độ CNTT ở mức cao và phải được trang bị đầy đủ về CSVC, TBDH có ứng dụng CNTT. Như vậy, tích hợp CNTT phải được tính đến khi xem xét từng yếu tố của quá trình dạy học như mục tiêu dạy học, các PPDH, các hình thức dạy học, phương tiện và điều kiện dạy học…

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học có thể được thực hiện với nhiều hình thức và chuẩn khác nhau: ứng dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ dạy học, học tập bằng phương tiện CNTT, học trong môi trường CNTT, môi trường đa phương tiện,…

Tóm lại, ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy học một cách hợp lý nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

22

1.2.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin

QL ứng dụng CNTT trong dạy học là một công việc cần có sự quyết tâm cao và thực hiện đồng bộ các biện pháp, trong đó nhận thức và trình độ của đội ngũ CBQL là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, đội ngũ CBQL cần phải khuyến khích, động viên, tác động, tạo điều kiện để GV và người học tích cực sử dụng CNTT trong dạy và học, nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của những người làm công tác QLGD trong thời đại mà CNTT đang ngày một phát triển.

Nhờ CNTT với các thiết bị đa phương tiện, GV có thể dễ dàng thực hiện một tiết dạy sinh động, hấp dẫn và hiệu quả. Đổi mới ứng dụng CNTT trong dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Hình thức tổ chức dạy học cũng cần có sự thay đổi để tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học mà CNTT mang lại. Đồng thời QL ứng dụng CNTT vào dạy học được coi là khâu đột phá trong đổi mới PPDH. Tuy nhiên, không thể đồng nhất việc ứng dụng CNTT trong dạy học với việc đổi mới PPDH vì CNTT chỉ là công cụ, phương tiện góp phần đổi mới PPDH. Từ khái niệm CNTT, QL chuyên môn, ứng dụng CNTT trong dạy học, có thể xác định khái niệm QL ứng dụng CNTT trong dạy học như sau:

QL ứng dụng CNTT trong dạy học là những tác động có định hướng, có kế hoạch, có tổ chức, của đội ngũ CBQL để thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đạt được các mục tiêu đề ra.

1.2.5. Hoạt động dạy học môn mĩ thuật

Môn học mĩ thuật trong nhà trường tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến

23

tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hàng ngày. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học mới môn mĩ thuật là GV có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy như: Vẽ biểu cảm, vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc, xây dựng cốt truyện, xây dựng câu chuyện… So với phương pháp tuyền thống, phương pháp mới phát huy khả năng sáng tạo cao của HS, tiết học thoải mái, sinh động hơn. Từ môn học này tạo cơ hội cho HS thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Rõ ràng với phương pháp học mới, HS vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo nên em nào cũng mong chờ đến tiết học mĩ thuật. Ưu điểm của phương pháp này là HS tự do sáng tạo, trong mỗi tiết học HS tự khám phá ra những điều mới mẻ hơn. Phương pháp này phát triển khả năng sáng tạo, phát triển khả năng giao tiếp, kỹ năng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông. HS say mê học tập hơn không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được. Đối với những em HS cá biệt, ít quan tâm đến việc học lại trở nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc làm theo nhóm. Đối với HS có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn mĩ thuật và các môn học khác được nâng cao. Không những thế nó còn mang lại niềm vui, sự sáng tạo, lòng đam mê trong từng sản phẩm do chính tay các em và bạn làm ra.

1.3. Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở trường tiểu học thuật ở trường tiểu học

1.3.1. Vai trò tác động của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học

Trong thời đại ngày nay thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội. Việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống xã

24

hội, đặc biệt trong lĩnh vực GD ở các nước có nền GD phát triển như: Hoa kỳ, Nhật, Pháp,… Việc ứng dụng CNTT trong thực tế dạy học đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến tích cực trong dạy học, nhất là về PPDH, đó thực sự là “một cuộc cách mạng công nghệ trong GD”. Ở Việt Nam những năm qua, việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới PPDH bằng việc cung cấp cho GV những phương tiện làm việc hiện đại tương thích trong dạy học. Muốn ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH mĩ thuật trước hết, người GV phải có những kiến thức cơ bản về tin học, các kỹ năng sử dụng máy tính và một số thiết bị CNTT thông dụng, các phần mềm đồ hoạ như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)