Cách thức tiến hành và kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 119 - 127)

d. Những điều kiện thực hiện biện pháp

3.4.3. Cách thức tiến hành và kết quả khảo nghiệm

Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu xin ý kiến của CBQL các trường tiểu học ở huyện Phụng Hiệp và GV dạy mĩ thuật các tiểu học ở huyện Phụng Hiệp.

Việc đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp QL hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học môn mĩ thuật hiện nay và hiệu quả của các biện pháp đó qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1 Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý

Nội dung Mức độ cần thiết Vị trí mức độ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL %

1. Nâng cao năng lực về QL và ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho CBQL, GV ở các trường tiểu học

7 100 0 0 0 0 0 0 1

2. Xây dựng tốt kế hoạch QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho HS tiểu học

4 57 2 29 1 14 0 0 4

3. Đẩy mạnh tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho HS tiểu học

5 71,4 2 28,6 0 0 0 0 3

4. Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học.

3 42,9 4 57,1 0 0 0 0 5

5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật.

4 57 2 29 1 14 0 0 4

6. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật

106

Từ kết quả khảo sát Bảng 3.1 Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp QL: Ta có kết quả khảo sát từ chuyên gia về mức độ cần thiết của các biện pháp mà tác giả đưa ra, tác giả nhận thấy về cơ bản ý kiến đưa ra đều cho rằng các biện pháp đề xuất là cần thiết và rất cần thiết. Cụ thể như sau:

Biện pháp được đánh giá cần thiết nhất là nâng cao năng lực về QL và ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho CBQL, GV ở các trường tiểu học với 100% ý kiến đánh giá là rất cần thiết 0% cần thiết. Qua hỏi ý kiến cho thấy trong những năm gần đây việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của CNTT ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp nhìn chung diễn ra khá tốt. Khi lực lượng GV có nhận thức tốt sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học nói chung, môn mĩ thuạt nói riêng.

Biện pháp được đánh giá quan trọng thứ hai là biện pháp 6: Sử dụng có hiệu quả CSVC phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật. Trong quá trình điều tra cho thấy nhiều ý kiến cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học không được thường xuyên và phát triển mạnh là do CSVC không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Có lẽ vì vậy mà biện pháp này được đánh giá rất quan trọng với 85,7% ý kiến cho rằng rất cần thiết và số ý kiến còn lại đánh giá là cần thiết.

Và 71,4% số ý kiến đánh giá rất cần thiết và 28,6% ý kiến còn lại đánh giá cần thiết với biện pháp 3: Đẩy mạnh tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho HS tiểu học. Biện pháp này được đánh giá đứng sau biện pháp 6 cũng là điều dễ hiểu, khi CSVC được đảm bảo thì việc bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho CB, GV chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Với cùng vị trí thứ 4 là biện pháp 2 và 5: Xây dựng tốt kế hoạch QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho học sinh tiểu học; thường

107

xuyên kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật. Qua điều tra tác giả nhận thấy năng lực ứng dụng CNTT của nhiều GV còn hạn chế. Có GV còn chưa biết tin học cơ bản chứ đừng nói đến thiết kế giáo án, bài giảng PowerPoint nên việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra, đánh giá các tiết dạy có ứng dụng CNTT sẽ khiến GV sợ và mất tự tin. Do vậy, đi đôi với việc kiểm tra, thanh tra. Hiệu trưởng cũng cần tăng cường động viên, khen thưởng kịp thời đến các GV có tích cực tham gia các hoạt động, và quan tâm hơn tới những GV hạn chế và tuổi cao trong trường.

Sau cùng ở vị trí thứ 5 là biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo sâu sát hoạt độngng ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật. Biện pháp này cũng được đánh giá là cần thiết, song khi áp dụng thường gặp những khó khăn bởi lý do căn bản là CSVC nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng CNTT trong thực tế, và một số GV không thực sự tích cực thay đổi tiếp cận cái mới.

Như vậy chúng ta đều nhận thấy rằng các biện pháp được đề xuất đều rất cần thiết, nếu các trường biết vận dụng một cách linh hoạt và đồng bộ chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý

Nội dung Mức độ khả thi Vị trí mức độ Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi

Không khả thi

SL % SL % SL % SL %

1. Nâng cao năng lực về QL và ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho CBQL, GV ở các trường tiểu học

6 85,7 1 14,3 0 0 0 0 1

2. Xây dựng tốt kế hoạch QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho HS tiểu học

108

3. Đẩy mạnh tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho HS tiểu học

5 71,4 2 28,6 0 0 0 0 2

4. Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học.

4 57,1 3 42,9 0 0 0 0 3

5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật.

3 42,9 4 57,1 0 0 0 0 5

6. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật

4 50 4 50 0 0 0 0 4

Theo kết quả khảo sát tổng hợp ý kiến chuyên gia mức độ khả thi bảng 3.2 ta thấy:

Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ khả thi cao thể hiện ở mức độ rất khả thi khả thi của sáu biện pháp đề xuất dao động từ 42,9% đến 85,7% bình quân 59,5%. Trong đó xếp ở vị trí thứ 1 vẫn là biện pháp 1 như khảo sát sự cần thiết với mức độ đánh giá rất khả thi cao nhất 85,7%. Vị trí thứ hai là biện pháp 3 với 71,4% ý kiến đánh giá rất khả thi. Vị trí thứ 3 với 57,1% ý kiến đánh giá rất khả thi là biện pháp 4. Vị trí thứ 4 là biện pháp 2 và 6 với 50% ý kiến đánh giá rất khả thi và thấp nhất với 42,9% là biện pháp 5.

Như đã nói ở trên nhận thức là cơ sở của hành động nên dễ nhận thấy biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về QL và ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho CBQL, GV, HS ở các trường tiểu học, và biện pháp 6 Sử

109

thuật được đánh giá khả thi, chứng tỏ nếu thực hiện hai biện pháp này sẽ giúp GV tích cực tham gia các hoạt động có ứng dụng CNTT của nhà trường. Mặc dù được đánh giá có tính khả thi cao với 50% ý kiến đánh giá là rất khả thi và 50% khả thi, nhưng thực tế cho thấy không thể một sớm một chiều có thể làm tốt được biện pháp này bởi sự nhận thức của cá nhân mỗi người, mỗi tổ chức, ... về xã hội hóa giáo dục chưa đầy đủ. Để biện pháp này có tính khả thi cao hơn, có hiệu quả thiết thực hơn, cần phối kết hợp mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức liên quan. Tổ chức nhiều hoạt động về giáo dục và mời các cấp, các ngành, các đoàn thể cùng tham gia để hiểu và sẵn sàng ủng hộ tinh thần cũng như vật chất cho hoạt động GD và bồi dưỡng GV.

Cũng như ở biện pháp 4 Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật và biện pháp 5 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật. Khi được hỏi thì một vài người còn do dự về tính khả thi bởi đây là vấn để không hề đơn giản, vì CSVC và nội dung ứng dụng CNTT được đưa vào nhà trường hiện nay còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của đông đảo GV và HS. Mặt khác mới có văn bản chỉ đạo GV về việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Phần lớn con số đánh giá khả thi này là ở GV trẻ có thể tiếp cận nhanh với CNTT. Hơn nữa đối với những GV tâm huyết tìm tòi sáng tạo chưa được động viên khích lệ và đánh giá cao. Do vậy để các biện pháp này có tính khả thi cao hơn thì các nhà QL cần tìm hiểu và nắm bắt hơn về tâm lý, tâm tư nguyện vọng của CB, GV trong trường. Vậy, các biện pháp đề xuất trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau để đạt được hiệu quả quản lý cao nhất. Vì thế, các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ với nhau. Nếu thực hiện tốt các biện pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học mĩ thuật nói riêng. Qua khảo sát, hầu hết các ý kiến được trưng cầu đều đánh giá các biện pháp đề xuất

110

Tiểu kết chương 3

Theo xu hướng phát triển của CNTT và nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở huyện Phụng Hiệp nói chung và hoạt động dạy học mĩ thuật nói riêng, đã xác định việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn mĩ thuật và các môn khác là hướng đi tất yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của thầy và trò huyện Phụng Hiệp. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng thì thấy vấn đề QL cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật rất cần thiết, và đề tài này đề xuất sáu biện pháp QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật sau:

Biện pháp 1: Nâng cao năng lực về QL và ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho CBQL, GV ở các trường tiểu học

Biện pháp 2: Xây dựng tốt kế hoạch QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho HS tiểu học

Biện pháp 3: Đẩy mạnh tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho HS tiểu học

Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học

Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật.

Biện pháp 6: Sử dụng có hiệu quả CSVC phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật.

Những biện pháp đề xuất trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động bổ trợ nhau. Hiệu trưởng các tiểu học huyện Phụng Hiệp có thể áp dụng vào thực tiễn QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học mĩ thuật nói riêng.

111

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về mặt lý luận

Trên cơ sờ nghiên cứu lý luận thực tiễn tại các trường tiểu học, luận văn đã đúc kết và hệ thống hóa được cơ sở lý luận về các vấn đề cơ bản của hoạt động dạy học mĩ thuật và QL hoạt động dạy học. Bên cạnh đó luận văn cũng đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp. Các trường đều có những đặc điểm khác nhau về vị trí, nhiệm vụ, trách nhiệm, chức năng và hình thức tổ chức hoạt động. Nên trong công tác QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của nhà trường đều phải hết sức linh hoạttrong tất cả các bước: Lập kế hoạch hoạt động, tổ chức, chỉ đạo thực hiện; kiểm tra, giám sát và đánh giá mỗi hoạt động... Bên cạnh đó phải quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là đều hết sức cần thiết.

Tóm lại đề tài đã xây dựng được khung lý luận về QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học.

1.2. Về thực tiễn

Qua nghiên cứu từ lý luận và thực tiển dựa trên cơ sở các nguyên tắcđảm bảo tính mục tiêu, đảm bảo tính đồng bộ các biện pháp, đảm bảo tính thực tiển, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính khả thi, qua đó đề tài đề xuất thể hiện 6 biện pháp để làm rỏ nổi bật hoạt động QL ứng dụng CNTT vào dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Những biện pháp được đề xuất trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động bổ trợ nhau. Biện pháp đã trình bày có thể chưa đầy đủ và hoàn chỉnh nhưng là những biện pháp đã được khảo nghiệm về tính cần thiết và

112

khả thi, nếu áp dụng tốt các biện pháp QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật đã đề xuất sẻ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các nhà trường tiểu học, tạo sự chuyển biến tích cực cho việc nâng cao từng bước chất lượng giáo dục tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Qua nghiên cứu, đề tài đã đánh giá được thực trạng và đề xuất được những biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

1.3. Về các biện pháp đề xuất

Việc đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp về: Nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho CBQL, GV, HS ở các trường tiểu học; Xây dựng kế hoạch QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho học sinh tiểu học tích cực, khả thi cao; Tổ chức triển khai tốt việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho học sinh tiểu học; Chỉ đạo sâu sát hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật; Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật.

Qua kết quả khảo sát được thực trạng của các của việc ứng dụng CNTT trong dạy học và QL ứng dụng CNTT trong hoạt động này cho thấy, đội ngũ CBQL, GV rất cố gắng trong công tác nhưng chưa đạt kết quả cao do mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học mĩ thuật của đội ngũ GV còn thấp, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật còn hạn chế chưa đảm bảo trước yêu cầu phát triển của GD hiện nay. Chính điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp.

113

Tóm lại đề tài đã đề xuất được những biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang mang tính khả thi và cần thiết.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 119 - 127)