Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 71 - 77)

d. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào lưu trữ, tìm kiếm tài liệu dạy

2.4.2. Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ

mĩ thuật

Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật

S T T Nội dung Mức độ thực hiện Vị trí mức độ Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % 1

Quán triệt mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật trong năm học.

16 44,5 12 33,3 8 22,2 2

2

Tổ chức xây dựng giáo án PowerPoint, bài giảng E- learning dự thi cấp trường và giao lưu giáo viên giỏi cấp Huyện.

17 19,4 16 44,5 13 36,1 4

3

Tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật

7 19,4 15 41,7 14 38,9 5

4

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV mĩ thuật và CBQL.

20 55,5 10 27,8 6 16,7 1

5

Thực hiện dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật

14 38,9 12 33,3 10 27,8 3

Tổng 35,5 36,2 28,3

58

hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp được đánh giá ở mức khá tuy nhiên theo kết quả khảo sát thì nội dung này được đánh giá thấp hơn so với biện pháp lập kế hoạch. Vào từng nội dung nhỏ thấy rằng công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL luôn được nhà trường và các cấp QL quan tâm. Hàng năm đều có các cuộc tập huấn nhằm bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học cho GV mĩ thuật và CBQL, thực tế khảo sát phản ánh được là có 55.5% ý kiến cho rằng việc đào tạo bồi dưỡng được thực hiện khá thường xuyên 27.8% ý kiến trung bình 16.7%, ý kiến cho rằng công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng như thế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhằm giúp cho GV ứng dụng được CNTT vào quá trình dạy học, tuy nhiên biện pháp nầy vẫn được xếp vào vị trí mức độ 1

Nội dung biện pháp quán triệt mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật trong năm học, trong kế hoạch đầu năm học đều được hiệu trưởng các trường triển khai về tới các tổ, khối chuyên môn (44.5% ý kiến đánh giá thường xuyên tốt). Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm triển khai trực tiếp đến các tổ viên trong khối. Do vậy hầu hết GV đều nắm được kế hoạch trong năm học, tuy nhiên vẫn còn tồn tại 22.2% ý kiến đánh giá không cao công tác này và biện pháp nhỏ này được đánh giá ở vị trí mức độ 2.

Do đã xây dựng tiêu chí đánh giá tiết dạy về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học, mức độ thành thạo của GV trong việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, nên công tác Thực hiện dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật được đánh giá đứng thứ 3 trong hệ thống biện pháp này (38,9% ý kiến cho rằng thực hiện thường xuyên). Qua điều tra cho thấy, việc dự giờ, thanh tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật không được diễn ra thường xuyên theo kế hoạch mà chỉ tập trung thường xuyên vào các đợt thao

59

giảng, giao lưu GV giỏi... Hầu hết các tiết dự giờ đột xuất không sử dụng thiết bị đồ dùng có ứng dụng CNTT, chủ yếu là theo PPDH truyền thống. Nhưng chúng ta cũng nên nhìn vào thực trạng CSVC để đánh giá, việc không sử dụng được CNTT thường xuyên vào giờ dạy có lẽ do CSVC còn hạn chế, việc mang vác máy móc không thuận tiện, mất thời gian, cộng thêm trình độ tin học của GV không cao, với sự e ngại mất thời gian để soạn một giáo án hiệu quả.

Việc đánh giá trình độ, cũng như quá trình tự trau dồi kiến thức ứng dụng CNTT của GV cũng được cụ thế hóa qua biện pháp nhỏ được đánh giá xếp thứ bậc thứ 4 là: Chỉ đạo tổ chức xây dựng giáo án PowerPoint, bài giảng E-learning để dự thi cấp trường và giao lưu giáo viên giỏi cấp huyện có 19.4% ý kiến đánh giá công tác này được thực hiện ở mức độ thường xuyên, thực tế đi khảo sát tác giả thấy trong các năm trở lại đây, phong trào thiết kế bài giảng E-learning có bước tiến bộ trong địa bàn huyện, tuy nhiên kết quả thực tế đều thuộc về GV tin học và những GV trẻ của các trường. Khi trao đổi cụ thể với GV trong trường được biết nhà trường có triển khai các cuộc thi soạn giáo án điện tử, thiết kế bài giảng E-learning, giáo án PowerPoint đến toàn bộ GV trong trường, tuy nhiên một số GV lại xin không làm bài giảng và thay bằng một tiết dạy với PPDH truyền thống với lý do không thành thạo tin học, thêm vào đó có một số GV biết ít tin học hoặc không thành thạo sử dụng nhờ những GV giỏi tin học làm giúp. Như vậy rõ ràng công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV mĩ thuật và CBQL càng cần được đẩy mạnh và diễn ra thường xuyên hơn.

Cuối cùng công tác tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật được đánh giá thấp nhất trong biện pháp này. Như chúng ta đã thấy qua khảo sát biện pháp xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học ở trên thấy rằng nội dung về chỉ đạo xây dựng

60

chuyên đề các tiết có ứng dụng CNTT để rút kinh nghiệm cũng chưa được thường xuyên, điều này kéo theo công tác tổ chức, chỉ đạo cũng được nhiều ý kiến đánh giá chỉ ở mức đôi khi và chưa đáp ứng yêu cầu. (41.7% ý kiến và 38.9%).

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật.

Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá quản lý chỉ đạo ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật ở các trường tiểu học

S T T Nội dung Mức độ thực hiện Vị trí mức độ Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch QL ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học mĩ thuật ở huyện

14 38,9 14 38,9 8 22,2 2

2

Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của tổ bộ môn mĩ thuật

15 41,6 16 44,4 5 14 1

3

Tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên đề “ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH”

7 19,4 14 38,9 15 41,7 4 4 Chỉ đạo GV hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT trong học tập, tự học 13 36,1 13 36,1 10 27,8 3 5 Chỉ đạo GV bộ môn tích cực sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án, hỗ trợ trong quá trình giảng dạy.

6 16,7 11 30,5 19 52,8 5

6

Chỉ đạo sử dụng hiệu quả ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học

61

7

Kiểm tra, đánh giá kịp thời việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học. Động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học

3 8,3 10 27,8 23 63,9 7

Tổng 19,9 35,3 44,8

Với thực trạng trên, chứng tỏ GV vẫn chưa thực sự đầu tư thời gian và công sức khi soạn một giáo án để dạy bằng máy chiếu đa năng, việc GV sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào giáo án dạy học tích cực còn rất hạn chế.

Như vậy, công tác chỉ đạo GV bộ môn mĩ thuật tích cực sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án, hỗ trợ trong quá trình giảng dạy hiện nay ở các trường tiểu học trong huyện Phụng Hiệp thực hiện còn yếu. Mặc dù ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật là việc cần thiết, cần thực hiện tốt ở các trường hiện nay.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật

Như bảng 2.12 cho ta thấy thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp nhỏ trong hệ thống biện pháp kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT vào dạy học ta thấy:

Qua thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng không được diễn ra thường xuyên trong năm chủ yếu tập trung ở các đợt hội giảng và thi GV dạy giỏi. Sau khi hết đợt thi hoặc hội giảng, ban giám hiệu đều nhìn nhận thấy rõ những GV có năng lực, hoặc ham học hỏi tích cực trau dồi kiến thức ứng dụng CNTT vào giảng dạy và những mong muốn của họ được thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhưng không đủ điều kiện đáp ứng.

62

trạng lớp học được lắp đặt đẩy đủ máy tính và máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy thường xuyên có ứng dụng CNTT thì GV lớp đó lại không khai thác triệt để được lợi thế đó, còn có GV có nhu cầu và có năng lực ứng dụng CNTT thì không được thường xuyên sử dụng.

Bảng 2.12. Thực trạng biện pháp kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT vào dạy học môn mĩ thuật

S T T Nội dung Mức độ thực hiện Vị trí mức độ Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % 1

Kiểm tra các tổ, khối trong việc quán triệt đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học trong năm học

14 38,9 14 38,9 8 22,2 3

2

Kiểm tra việc các tổ, khối

xây dựng các giáo

PowerPoint, bài giảng E- learning để dự thi cấp Trường và giao lưu cấp Huyện.

17 47,2 14 38,9 5 13,9 2

3

Kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào dạy học thông qua dự giờ các chuyên đề, thanh tra, kiểm tra các tiết có ứng dụng CNTT.

19 52,8 11 30,6 6 16,6 1

4

Kiểm tra việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT của GV mĩ thuật và CBQL.

9 25 14 38,9 13 36,1 5

5

Những đổi mới trong quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật.

12 33,3 14 38,9 10 27,8 4

63

Hầu hết trong các đợt thi, xây dựng giáo án, bài giảng điện tử E-learning được quán triệt đến các tổ trưởng triển khai đến các thành viên trong tổ, rồi tổ trưởng lại thu nộp lên trên, sau đó Ban giám hiệu thành lập ban chấm thi đua để lựa chọn bài giảng điện tử tốt nhất gửi lên huyện kèm theo bản thuyết trình. Kết quả của cuộc thi sẽ phần nào cho thấy hoạt động đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong khối. Tuy nhiên thực tế trong các tổ, khối chưa diễn ra các cuội hội thảo tìm ra ý tưởng hay cho bài giảng, mà ý tưởng chủ yếu riêng lẻ thuộc về từng cá nhân nên có GV tham gia thi còn mang tính hình thức, đôi khi với một số GV là đối phó chỉ cần có để nộp.

Công tác kiểm tra đi liền với sự điều chỉnh sai lệch trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học cũng như những chế độ khen thưởng, động viên. Trao đổi với GV được biết, sự điều chỉnh sai lệch đa phần thuộc về giao diện bài giảng, cỡ chữ còn vẫn tồn tại hiện tượng nể nang, chưa nhìn thẳng vào năng lực ứng dụng CNTT của GV. Cũng có thể do CBQL cũng chưa thực sự thông thạo về ứng dụng CNTT.

Thêm vào đó việc kiểm tra, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của mỗi CBQL và GV gần như không thực hiện, và cũng không thấy nhà trường đưa vào tiêu chuẩn thi đua. Hơn nữa lại chưa có biện pháp để đánh giá đúng mức độ ứng dụng CNTT để động viên, khuyến khích CB, GV. Những GV tích cực ứng dụng CNTT thường xuyên, hào hứng với việc “đổi mới” phương pháp dạy của mình chưa có chế độ khen thưởng kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)