Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 106 - 111)

d. Những điều kiện thực hiện biện pháp

3.2.5. Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng công

công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật

a. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra và đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong công tác QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật. Kiểm tra nhằm xếp loại được GV căn cứ vào kết quả giờ dạy, giúp nhà QL có được cái nhìn bao quát về tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật của đơn vị mình. Đánh giá nhằm phản hồi cho người dạy khả năng giảng dạy của họ, động viên tinh thần thái độ làm việc; đồng thời đánh giá còn phản hồi giúp

93

GV biết được tình hình ứng dụng CNTT trong học tập của HS của mình để kịp thời điều chỉnh bài dạy.

Là biện pháp chủ yếu nhằm xác định được mức độ về số lượng, chất lượng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật của đơn vị. Trao dồi kiến thức tin học cho từng GV mĩ thuật, giúp GV điều chỉnh chính xác cách thức ứng dụng CNTT trong dạy học mĩ thuật.

Theo dõi đánh giá nhận xét thường xuyên HS của GV trên các phần mềm QLGD. Đảm bảo việc ứng dụng CNTT trong nhà trường được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đưa ứng dụng CNTT trở thành nhu cầu thiết yếu, thực hiện đối với mọi GV, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học. Phát hiện những sai sót, sai lệch trong các khâu bảo quản, ứng dụng, sử dụng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các sai sót đồng thời giúp các nhà QL, chỉ đạo thu thập thông tin kịp thời để đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, ứng phó mọi tình huống bất thường xảy ra.

Động viên, khuyến khích, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác của các tập thể, các nhân đối với việc ứng dụng CNTT. Qua đó góp phần khắc phục những yếu kém về ứng dụng CNTT trong dạy học của GV.

Khích lệ, tạo hưng phấn tự tin trong hoạt động dạy của GV và hoạt động học của mĩ thuật HS. HS có thể nhận được các hình thức dạy học mà chúng mong muốn.

b. Nội dung của biện pháp

Kiểm tra đánh giá ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật theo hướng toàn diện, khách quan, chính xác và công khai. Mọi hoạt động dạy học mĩ thuật có ứng dụng CNTT của GV cần được đánh giá thường xuyên và có kế hoạch. Để đánh giá được chính xác cần phải coi trọng không những kiến thức mà cả kỹ năng ứng dụng CNTT của GV mĩ thuật trong điều kiện

94

cho phép, cả quan điểm và thái độ ứng dụng CNTT trong dạy mĩ thuật của GV. Hiệu trưởng là người chỉ đạo trực tiếp hoạt động này thông qua các bộ phận chuyên môn, tổ khối tham mưu. Việc kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong QLGD. Thường xuyên kiêm tra đánh giá kết quả ứng dụng

CNTT của nhà trường một cách chính xác, khoa học và điều chỉnh đôn đốc kịp thời góp phần tạo nên sự thành công của nhà trường trong công tác QL.

Đánh giá thường xuyên trong năm học ở giai đoạn cuối của từng giai đoạn và sẽ khởi điểm cho từng giai đoạn tiếp theo với yêu cầu đặt ra cao hơn. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát có thể đột xuất tại bất kỳ thời điểm nào trong từng giai đoạn. Việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời, đồng thời phải đúng nội dung, đúng đối tượng và không làm cản trở hoạt động bình thường của công việc.

Kết hợp với kiểm tra chuyên môn, kiểm tra toàn diện, kiểm tra tổng thể hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của GV, kiểm tra việc đầu tư khai thác các thiết bị CNTT đã được đầu tư; kiểm tra cơ sở dữ liệu dùng chung, kho tư liệu điện tử... Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Kiểm tra thường xuyên được coi là một trong những biện pháp thúc đẩy quá trình phát triển trong nhà trường.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Thành lập các ban thanh tra, kiểm tra do hiệu trưởng làm trưởng ban hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng làm trưởng ban, và giáo viên khối trưởng làm thành viên… Số lượng tùy vào tình hình thực tế nhà trường. Hiệu trưởng ra các QĐ giao từng mảng công việc cho từng thành viên phụ trách.

95

thanh tra có nhiệm vụ thanh tra, giám sát sát, phát hiện và lập các biên bản đề xuất, kiến nghị phương án giải quyết để Hiệu trưởng thông qua. Giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tăng cường việc dự giờ, thăm lớp nhất là những tiết có sử dụng CNTT trong dạy học. Thanh tra việc thực hiện công tác chuyên môn hàng tuần, tháng, Sau khi dự giờ thăm lớp phải họp rút kinh nghiệm, nhận xét các ưu điểm, nhược điểm để GV phát huy và điều chỉnh.

Nhà trường cần đưa ra chính sách khen thưởng, động viên kịp thời và hợp lý để khích lệ GV hoàn thành nhiệm vụ của mình. Công tác thi đua khen thưởng cần được đưa vào quy chế thi đua khen thưởng của nhà trường, trong nghị quyết của nhà trường vào đầu năm học. Từ đó khẳng định việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nhiệm vụ của mỗi GV. Mặt khác tạo niềm tin, động lực cho đội ngũ CB, GV tích cực hơn trong hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học.

Bộ phận QL cần tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đưa ra tiêu chí cụ thể của việc kiểm tra đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật, cụ thể:

Lấy số lượng giáo án điện tử làm tiêu chí đánh giá tinh thần nổ lực đổi mới của GV. Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn thống kê số giờ dạy có ứng dụng CNTT của từng GV mĩ thuật ít nhất mỗi tháng một lần. Nếu chưa hoàn thành thì GV phải có kế hoạch hoàn thành, nếu GV dạy đủ hay vượt chỉ tiêu thì khuyến khích, động viên kịp thời, tạo điều kiện thúc đẩy trong tập thể GV.

Lấy chất lượng giờ dạy có ứng dụng CNTT làm tiêu chí đánh giá trách nhiệm tự nâng cao trình độ tin học. Sau các tiết dạy mĩ thuật có ứng dụng CNTT, học sinh được phát phiếu đánh giá chất lượng giờ dạy của GV cũng như kết quả học tập của học sinh. BGH, tổ khối tập hợp ý kiến, hiểu được tâm tư nguyện vọng của HS, thông tin phản hồi cho GV, đánh giá đúng chất lượng

96

ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật của GV. Đây là một trong những cách đánh giá khách quan và là động lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy học của GV.

Đánh giá xếp loại qua dự giờ rút kinh nghiệm hay qua các hội thi đều phải có thống nhất chung về việc ứng dụng CNTT trong dạy học mĩ thuật ở từng kỹ năng (vẽ, tô màu, thuyết trình tranh), ban giám hiệu chỉ đạo GV vận dụng thích hợp với từng kỹ năng, từng cấp độ, từng nội dung cụ thể, phù hợp với đặc điểm của học sinh. Sau các tiết dự giờ, Ban Giám hiệu chỉ đạo tổ khối chuyên môn tạo không khí thoải mái khuyến khích các GV tự rút kinh nghiệm. Từ đó cả tổ khối cùng học hỏi, rút kinh nghiệm.

Ban hành chế độ chính sách và có sự đầu tư về tài chính rõ ràng cụ thể trong việc khuyến khích, khen thưởng, động viên tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học mĩ thuật.

Thành lập tổ kiểm ta, cũng như có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc ứng dụng CNTT vào dạy học mĩ thuật cũng như sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị về CNTT.

d. Những điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có những điều kiện như sau để thực hiện tốt biện pháp.

Lãnh đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp trong mối tương quan chung giữa các biện pháp.

Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng phù hợp, sát với thực tế: động viên tinh thần, khen thưởng vật chất, nhằm khích lệ CB, GV trong trường, bên cạnh đó phải có tiêu chuẩn về đánh giá ứng dụng CNTT vào dạy học có văn bản cụ thể.

Thành lập được bộ phận thanh tra, kiểm tra gồm những CBQL, GV có năng lực, có kinh nghiệm về CNTT và nghiệp vụ sư phạm;

97

Lãnh đạo phải đảm bảo tốt các điều kiện để GV thuận tiện ứng dụng CNTT trong dạy học mĩ thuật như phòng học, TBDH,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)