Kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 47 - 49)

d. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ sản phẩm của dạy học

1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mĩ

học mĩ thuật

- Thường xuyên kiểm tra, việc sử dụng giáo án dạy học của giáo viên có tích cực, có ứng dụng CNTT như thế nào.

- Hiệu trưởng nhà tường cần tổ chức xây dựng các tiêu chí đánh giá việc sử dụng giáo án có ứng dụng CNTT. Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Trong kiểm tra, đánh giá cần có cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm động viên GV hăng hái sử dụng giáo án có ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong đổi mới PPDH.

- Để quản lý ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học cần bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho GV.

Đội ngũ GV chính là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng dạy học của nhà trường. Vì vậy, QL việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nói chung, trình độ về tin học nói riêng cho GV là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong công tác QL. Trình độ về CNTT của GV bao gồm các kiến thức cơ bản về tin học và những kỹ năng về CNTT như: Kỹ năng sử dụng máy tính, máy in, máy chiếu… Kỹ năng khai thác và sử dụng các tiện ích trên mạng, kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, kỹ năng khai thác và sử dụng phần mềm dạy học, kỹ năng sử dụng và xử lý các tình huống khi sử dụng các thiết bị CNTT vào giờ giảng, vào từng bài cụ thể. Việc quan tâm đúng mức của đội ngũ CBQL, đến công tác bồi dưỡng GV chắc chắn sẽ nâng cao trình độ về CNTT cho GV, làm cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành một nhu cầu tất yếu của GV. Từ đó tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho đội ngũ GV tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Nội dung QL công việc này bao gồm: đánh giá trình độ CNTT và khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học của GV; xác định mục tiêu, định hướng,

34

lập kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, tập huấn, kiểm tra, giám sát việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV.

Vậy, cần phải đánh giá trình độ về CNTT cũng như tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học của GV. Căn cứ vào mục tiêu đã được xác định để lập kế hoạch, chương trình bồi dưỡng phù hợp, CBQL cần tổ chức các lớp tin học cơ bản tại nhà trường, đơn vị để tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia. Có thể cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng ở ngoài đơn vị để nâng cao trình độ. Đặc biệt, cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về tin học, sử dụng phần mềm dạy học, sử dụng các thiết bị CNTT thông dụng từ đó GV có thể chủ động ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH cho bộ môn do Bộ GD&ĐT và các đơn vị khác tổ chức. Đội ngũ CBQL cần làm tốt công tác chỉ đạo, định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất cũng như thời gian cho GV tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu nâng cao trình độ về CNTT. Đồng thời đội ngũ CBQL đặc biệt là Ban lãnh đạo nhà trường cần phải có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng cũng như kiểm tra, giám sát mọi hoạt động nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học của GV, để việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của GV thực sự đạt hiệu quả.

Lãnh đạo nhà trường cần làm cho GV thấy rằng họ là người luôn phải chủ động về phương pháp giảng dạy cho từng nội dung bài học để khi muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì họ phải là người đưa ra ý tưởng. Với ý tưởng đã có, nếu GV gặp khó khăn trong việc ứng dụng CNTT để thiết kế thì khi ấy họ mới nên tìm đến các chuyên gia về CNTT để được giúp đỡ. Lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện để GV được thường xuyên giao lưu học hỏi về phương pháp giảng dạy và các ý tưởng cũng như những kinh nghiệm trong việc thiết kế giáo án có ứng dụng CNTT.

Lãnh đạo nhà trường cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề quản lý đội ngũ GV sử dụng giáo án có ứng dụng CNTT đã được thiết kế để tổ chức hoạt

35

động dạy học trong môi trường học tập đa phương tiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần phải kết hợp với các trưởng bộ môn thường xuyên giám sát, kiểm tra giờ dạy của GV và căn cứ vào chất lượng thực tế mỗi giờ dạy để nhận xét, đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 47 - 49)