Vai trò, vị trí của các biện pháp trong hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 115 - 118)

d. Những điều kiện thực hiện biện pháp

3.3.1. Vai trò, vị trí của các biện pháp trong hệ thống

Từ những nghiên cứu các biện pháp QL hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học đã được nêu ở trên có vị trí quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò riêng, và chúng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, tạo thành hệ thống liên kế chặc chẽ. Có được hiệu quả cao trong công tác QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật, nhưng tùy vào điều kiện cụ thể trong hoạt động mà từng nhà QL có những biện pháp hiệu quả khác nhau phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng cơ sở GD trên địa bàn huyện Phụng Hiệp khác nhau

Qua khảo nghiên cứu lý luận và thực trạng QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tác giả đã tìm ra được 6 biện pháp QL để đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp. Các biện pháp QL luôn liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, bổ sung làm rỏ thực trang cho nhau qua mối quan hệ giữa các biện pháp sau.

3.3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức về QL và ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho CBQL, GV, HS ở các trường tiểu học” là tiền đề để xây

102

dựng và phát triển các biện pháp khác. Khi CBQL và GV nhận thức đầy đủ về vai trò lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật, nhận thức này sẽ chuyển thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể như vấn đề đào tạo bồi dưỡng trình độ tin học, vấn đề sử dụng và bảo quản trang thiết bị,… Ngược lại nếu lãnh đạo nhà trường không hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo, không quyết tâm thì sẽ không thể triển khai tốt các ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật.

Các biện pháp QL: biện pháp 2 “Xây dựng tốt kế hoạch QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho học sinh tiểu học”, biện pháp 3 “Đẩy mạnh tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho học sinh tiểu học”, biện pháp 4 “Tăng cường chỉ đạo hoạt đọng ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học” và biện pháp 5 “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật” Đây là bốn biện pháp người QL thường xuyên thực hiện trong các kế hoạch đề ra, có sự quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Nếu chỉ có biện pháp 2 mà không có biện pháp 3 tiến hành đồng bộ thì kết quả dạy học mĩ thuật sẽ không đạt được kết quả tốt và ngược lại. Biện pháp 2 được coi là nền tảng và là vấn đề nên được quan tâm hàng đầu. Bởi đội ngũ GV không chủ động được kiến thức, kỹ năng tin học thì rất khó khăn trong khâu thực hiện. Có tổ chức thì phải có chỉ đạo va kiểm tra từ đó mới có biện pháp 4 và Biện pháp 5 “Kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong dạy học mĩ thuật một cách thường xuyên và có hệ thống” là biện pháp không thể thiếu trong quá trình QL. Nó là thước đo cho tất cả các biện pháp khác. Nó giúp cho GV điều chỉnh cách dạy của mình và học sinh điều chỉnh cách học để đạt được mục đích. Chúng liên quan chặc chẻ, mắt xít nhau để hình thành một chuỗi quan hệ liên kết không rời trong các biện pháp QL.

103

Bên cạnh đó biện pháp 6 “Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật” cho thấy việc việc khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC, trang thiết bị công nghệ hiện đại là không thể thiếu khi ứng dụng CNTT vào trong dạy học, đặc biệt là dạy học môn mĩ thuật. Nếu tiết dạy nào thiếu thiết bị công nghệ để dạy học coi như buổi dạy đó không thành công, lẽ dĩ nhiên kết quả học tập sẽ không cao.

Sáu biện pháp QL liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu thiếu một trong sáu biện pháp này thì công tác QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật sẽ khó thực hiện tốt được và nếu một trong sáu biện pháp trên được thực hiện không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các biện pháp khác.

Mối quan hệ giữa các biện pháp được mô tả qua sơ đồ 3.1

Sơ đồ: 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp 3 Đẩy mạnh tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho HS tiểu học

Biện pháp 1: Nâng cao năng lực về QL và ứng dụng CNTT trong dạy học

môn mĩ thuật cho CBQL, GV ở các trường tiểu học.

Biện pháp 2 Xây dựng tốt kế hoạch QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật cho HS tiểu học Biện pháp 4 Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học Biện pháp 5 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật

Biện pháp 6: Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT

104

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 115 - 118)