- Tính đến cuối tháng 5 năm 2019 tổng số công chức, viên chức trong biên chế là 1934/1986 (Mẫu giáo: 408 GV; Tiểu học: 1.055 GV; THCS: 471 GV). Trong đó CBQL: 156; GV 1536; NV: 242
- Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100% (Trong đó: Đại học: 1.210; Cao Đẳng: 415; Trung cấp trở xuống: 309)
- Trên chuẩn: CBQL: 159/159, đạt 100%; GV: 1236/1536, đạt 80,52%; NV: 43/242, đạt 17,8%.
44
Năm qua được UBND huyện cho phép hợp đồng 437 giáo viên ngoài biên chế để đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
(Số liệu năm học 2018 – 2019, Nguồn: phòng GD&ĐT huyện Phụng Hiệp)
đ. Về qui mô học sinh
Toàn ngành có 1258 nhóm lớp, học huy động các cấp đạt 38490/38134 chỉ tiêu giao, đạt 100.9%. Theo thống kê bảng 2.1 các cấp học trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.
Bảng 2.1. Các cấp học trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.
Cấp học Số lớp Huy động học sinh ra lớp Kế hoạch chỉ tiêu giao Kết quả thực hiện Đạt tỷ lệ (%) Mẫu giáo 243 7.438 7.042 105,6 Nhóm trẻ 522 400 130,5 Tiểu học 671 16.924 16.750 101,03 THCS (kể cả học sinh đi học ngoài địa bàn) 275 10.940 10.818 101,12 THPT 69 2.666 3.124 85,33 Tổng 1.258 38.490 38.134 100,9
(Số liệu năm học 2018 – 2019, Nguồn: phòng GD&ĐT huyện Phụng Hiệp)
2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Mục đích là nhằm tìm hiểu thực trạng khách quan về ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật tiểu học ở các trường tiểu học... Trên cơ sở đó
45
đánh giá thực trạng của QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học
2.2.2. Khách thể khảo sát
Tác giả đã gửi phiếu điều tra đến 36 CBQL các trường tiểu học, 30 GV và 300 HS đang trực tiếp giảng dạy, học mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang về vấn đề sử dụng CNTT trong dạy học nói chung và trong môn mĩ thuật nói riêng.
2.2.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang qua ba nhóm nội dung như:
Một là : Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về vai trò ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và trong dạy học môn mĩ thuật nói riêng ở các trường tiểu học.
Hai là: Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong nội dung dạy học (chuẩn bị bài giảng, tổ chức giảng dạy trên lớp, kiểm tra đánh giá và lưu trử, tìm kiếm dữ liệu).
Ba là: Khảo sát việc thực hiện các chức năng QL ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học..
2.2.4. Phương thức khảo sát
Sử dụng phối hợp các phương pháp thực tiễn, trong đó có sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát giờ học, dự giờ trên lớp...
2.2.5. Cách thức xử lý số liệu
Tác giả thu thập số liệu, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học để tính phần trăm (%), xếp vị trí mức độ của từng số liệu các kết quả cần khảo sát, đánh giá sử dụng phần mềm MS Excel và biểu đồ cột.
46
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thuật ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
2.3.1. Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học
Để biết được thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật và nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp tổ chức triển khai việc ứng dụng hoạt động CNTT trong QL dạy học ở các trường tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, tác giả đã tiến hành khảo sát, GV của 30 trường theo 3 khu vực cụm khác nhau (khách quan) với 4 mức độ sử dụng CNTT (rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết) và đã thu được những kết quả như sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp nhận thức về sự cần thiết ứng dụng CNTT trong dạy học môn mĩ thuật
Khu vực vùng
Số phiếu
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Chưa cần thiết
Phiếu % Phiếu % Phiếu % Phiếu %
Thành thị 10 8 80 2 20 0 0 0 0 Nông thôn 10 6 60 3 30 1 10 0 0 Vùng sâu 10 2 20 3 30 5 50 0 0 Tổng 30 16 53 8 27 6 20 0 0
Qua kết quả tổng hợp ta có số liệu về sự cần thiết ở khu vực thành thị rất cao chiếm tỉ lệ 100%, về khu vực nông thôn thì tỉ lệ thấp hơn chỉ đạt 90%, và ngược lại khu vực vùng sâu sự cần thiết chỉ đạt 50% được thể hiện trong
47
Nhìn chung đội ngũ GV mĩ thuật ở trường cho rằng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là cần thiết. Số GV cho rằng mức độ chưa cần thiết thì không có, chỉ có một số ít GV cho là ít cần thiết chủ yếu là GV sắp nghỉ hưu, GV hợp đồng, ngại ứng dụng CNTT, ngại thay đổi trong dạy học. Họ tiếp thu CNTT rất chậm có khi là không sử dụng được.
Qua đó, có thể thấy rằng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật ở huyện được đa số GV nhận thức đó là một yêu cầu cần thiết. Đây là nhận thức rất tiến bộ và đúng đắn đồng thời là cơ sở để tôi tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của đội ngũ GV và thực trạng QL ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mĩ thuật ở huyện Phụng Hiệp.
2.3.2.Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của GV
Qua khảo sát bảng 2.3 cho thấy, về cơ bản đội ngũ GV đã đánh giá đúng những biểu hiện về mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động tổ chức giảng dạy trên lớp, phù hợp với các yêu cầu thực tiễn đối với GV khi ứng dụng CNTT trong dạy học mĩ thuật ở huyện.
S T T Nội dung Tốt Khá T.Bình Yếu Vị trí mức độ Phiếu % Phiếu % Phiếu % Phiếu %
1 CNTT vào chuẩn
bị bài giảng 15 50 10 33 5 17 0 0 2
2 CNTT vào tổ chức
giảng dạy trên lớp 17 56,7 9 30 4 13,3 0 0 1
3 CNTT vào kiểm tra, đánh giá HS 11 36,7 8 26,7 7 23,3 4 13,3 4 4 CNTT vào lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu dạy học 14 46,8 8 26,6 8 26,6 0 0 3
48
Tuy nhiên, thực trạng mức độ ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp còn (13,3%) của đội ngũ GV còn ở mức độ chưa cao. Đặc biệt đây là đội ngũ GV lớn tuổi chưa theo kịp việc ứng dụng CNTT. Do đó cần phải quan tâm đến mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho đội ngũ GV lớn tuổi ở huyện trong giai đoạn hiện nay đó là vấn đề cấp thiết.
Mặt khác, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa được chú trọng. Ngoài ra tài liệu bồi dưỡng về CNTT cho GV còn chưa có, chưa có kế hoạch và kinh phí để bồi dưỡng hàng năm. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có biện pháp, chính sách phù hợp để khuyến khích GV đầu tư công sức cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Việc đổi mới PPDH còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do chưa được sự quan tâm sát sao của các cấp QLGD nên chưa có được sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ GV.
Thực tiễn trên việc ứng dụng CNTT vào dạy học là điều cần thiết để nâng cao chất lượng các bộ môn nói chung và môn mĩ thuật nói riêng.
2.3.3. Thực trạng về nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học môn mĩ thuật ở các trường tiểu học